Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

TÂM LÝ LÂM SÀNG VÀ TÂM LÝ Y KHOA TRONG MỘT TỔ CHỨC Y TẾ.

(Nhân Stt của Tuan Huynh và comment của một đồng nghiệp, xin chia sẻ một góc nhìn của một BS Tâm lý Lâm sàng - Y Khoa và Bác sĩ Gia đình về vấn đề tâm lý trong một tổ chức về y tế).
HIện nay, hầu hết các sinh viên Y khoa và phần lớn các bác sĩ đều ngơ ngác hoặc lúng túng khi ai đó nói/ hỏi về vấn đề như thôi miên, tự kỷ ám thị, các liệu pháp tâm lý, các trường phái tâm lý...Các vấn đề tâm lý dường như không chỉ bị chặn lại trước cửa bệnh viện hoặc phòng khám không thuộc chuyên khoa tâm thần hoặc tâm lý, mà còn ngay cả cổng trường đại học đào tạo y khoa. Báo chí quốc doanh chỉ đăng các ý kiến của các vị không có chuyên môn y khoa mà từ các lĩnh vực Sư phạm hoặc khoa học Xã hội và nhân văn. Điều này hoàn toàn có thể giải thích được bởi vì tâm lý là một lĩnh vực chuyên sâu, độc quyền của một tổ chức.
Việc đào tạo về tâm lý, tâm lý lâm sàng và tâm lý y khoa chưa được chú trọng tại các trường y khoa từ hơn 60 năm qua. Chỉ có hơn chục giờ đào tạo lướt gió, cỡi mây. Ở phía Nam, chỉ có một khoá bậc sau đại học được mở cho các tâm lý gia và Bác sĩ tính tới thời điểm 2014 với 29 người đã tốt nghiệp. Các công trình nghiên cứu khoa học càng vắng bóng và thường chỉ từ trong các Viện Quân Y. Toàn quốc hình như chưa có có Tâm lý gia nào đựoc cấp chứng chỉ hành nghề (tôi chưa cập nhật đầy đủ). Cái gì cũng có lý do của nó.
Tâm lý lâm sàng và y khoa có vai trò lớn trong việc hỗ trợ phát hiện, can thiệp các vấn đề tâm lý của bệnh nhân, của thân nhân bệnh nhân là đương nhiên. Nhưng đặc biệt nhất là phát hiện, hỗ trợ, can thiệp các vấn đề tâm lý của nhân viên trong một tổ chức có nhiều áp lực và nhiều mối quan hệ như ngành y.
Có nhiều trường phái trong Tâm lý ứng dụng : Phân tâm, Nhận thức hành vi, hệ thống, gia đình...nhưng mỗi trường phái đều có những giới hạn, những chỉ định và chống chỉ định trong từng trường hợp cụ thể. Có khi trên một trường hợp phải cùng lúc vận dụng nhiều trường phái cùng lúc tuỳ theo bối cảnh như một người thợ may áo cho một người (Taylor Therapy)
Có người hỏi nếu như nó quan trọng như vậy tại sao đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng tâm lý bị xem thường và để xảy ra những điều tác tệ trong mối quan hệ bệnh nhân bác sĩ thậm chí phải trả giá bằng sinh mạng bệnh nhân thậm chí cả nhân viên y tế? Hỏi rất hay.
Chúng ta nên nhớ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là thời hoàng kim của chuyên ngành thần kinh- tâm lý. Nhưng ngay trong lúc này- 2016, ở nơi này- Việt Nm, Ban thử nghĩ việc một ai đó hõ trợ/ giúp một người nào đó nhìn thấy các năng lực bản thân, tự phát triển các năng lực cá nhân, hiểu rõ về ám thị và vận dụng sức mạnh của tự kỷ ám thị, tác động của liệu pháp tuyên truyền (Talk Therapy)... Nhất là các Chuyên gia này lại sinh hoạt y chang một chi bộ, một hội kín như là: tìm hiểu "nắm bắt tâm tư nguyên vọng" của cá nhân trong tổ chức; họp định kỳ theo một lịch ấn định để giải quyết các vấn đề thuộc về tinh thần của một cá nhân/ tổ chức; Họp kín, nhóm nhỏ giám sát để đảm bảo nguyên tắc bí mật? Mầm mống nguy cơ phản loạn cho các đồng chí mình quá, sao có thể để nó mạnh được?
Vài nét sơ lược như thế trong góc nhìn bó hẹp cũng thấy tầm quan trọng của Tâm lý lâm sàng và Y khoa trong khám chữa bệnh và trong một tổ chức bất kỳ. Làm tâm lý không phải đơn thuần nói mấy câu rồi lấy tiên thiên hạ. Nó cũng không phải đơn giản mà có thể tồn tại và tiếp tục phát triển ngày càng sâu rộng hơn trong môi trường bất lợi này. Nó cũng không đơn giản để ai đó phải sợ để kềm hãm nó phát triển trong chế độ này suốt mấy chục năm qua. 
Người ta đang ám thị y giới rằng tâm lý không quan trọng, là phù phiếm, không hiệu quả, là ma đạo, là một con ngáo ộp... cũng giống như tôn giáo, thiền, yoga...Pháp luân công là một bài học.
Cho nên, khi hiểu đúng thì mới nói như BS Nguyễn Khắc Viện: "Tâm lý lâm sàng là MỘT ĐIỀU XA XỈ... nhưng CẦN THIẾT"

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét