Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ LÂM SÀNG TRONG AN TOÀN NGƯỜI BỆNH

Sáng nay, đọc một bài viết trên NLO về bệnh nhân (ở ngoài vào bệnh viện) nhảy lẩu tự sát vì biết mình mắc bệnh ung thư và bài "THÁI ĐỘ VỚI SAI SÓT Y KHOA" của Anh Xuân Sơn Võ, xin mạo muội góp thêm một góc nhìn mang tính chất "mềm" hơn các tiêu chí kỷ thuật của ISO, JCI...
VAI TRÒ CỦA TÂM LÝ LÂM SÀNG TRONG AN TOÀN NGƯỜI BỆNH
Để thực hiện an toàn người bệnh, nhiều tiêu chuẩn chất lượng đã được xây dựng. Rất nhiều quy trình y khoa, nhiều hướng dẫn đã được triển khai nhưng sai sót y khoa vẫn xảy ra. Và điều này không phải là các biệt ở Việt Nam. Tại sao vậy? Có phải là quy trình "không phù hợp" N/C cần phải điểu chỉnh? Hay là phải cần thêm yếu tố nào khác?
Bởi vì quy trình vận hành bởi con người, chen vào đó còn thất tình lục dục, cảm giác, cảm xúc, ý thức, thái độ, hành vị...Quy trình có tốt đẹp như thế nào, người vận hành và tham gia vận hành chỉ cần đang bị các áp lực, thì sẽ vận hành không thông suốt. Điều này đặc biệt cần lưu ý trong giai đoạn nhân viên y tế bị "một cổ 5 tròng" như hiện nay. Làm sao giải toả nó đây?
Hoạt động khám chữa bệnh dù ở hình thức nào, công hay tư, lớn hay nhỏ đều là sự tương tác giữa những con nguời với nhau, tất yếu sẽ phát sinh các phản ứng tâm lý trong từng trường hợp cụ thể. Nếu sự tương tác đó nhờ các yếu tố tích cực của cả hai bên cùng đưa ra tạo nên một mối liên minh trị liệu thì chắc chắn người bệnh sẽ hài lòng.
Trong không khí cởi mở, vui vẻ và chân tình đó, người thầy thuốc dễ dàng tiếp cận đến những vấn đề sâu thẳm, VẤN ĐỀ CỦA VẤN ĐỀ, của bệnh nhân. Sự hiểu biết, quan tâm của thầy thuốc với người bệnh lúc này sẽ phát huy khả năng tiên đoán, ngăn chăn...nhằm bảo vệ người bệnh tránh xa các mối nguy hiểm gần hay trong tương lại xa.
Trở lại trừong hợp nhảy lầu tự sát tại Cần Thơ sáng nay, y giới chúng ta đọc qua dường sẽ có cảm giác chẳng liên quan gì mình, bệnh viện Cần Thơ cũng không có trách nhiệm gì. Nhưng nếu bạn là nguời đầu tiên tiếp nhận và phải thông báo tin bệnh nhân bị ung thư thì ...rõ ràng có liên can, ít nhất chúng ta không còn là chỗ bám víu cho bệnh nhân trong lúc tuyệt vọng như vậy. Và đây là ca thứ n tự sát khi biết mình mắc bệnh nan y. Điều này có được xem là một sai sót y khoa đáng phải khắc phục không?
Việc "làm công tác tư tưởng" hay "động viên", "giải toả stress", "thư giãn", đối với nhân viên y tế hay "nâng đỡ", "thấu hiểu", "đồng cảm" với ngừoi bệnh là các chức năng, nhiệm vụ của một tâm lý gia hay một chuyên gia tâm lý lâm sàng nhằm hỗ trợ, huấn luyện xây dựng mối quan hệ Thầy thuốc- Bệnh nhân. Gần 100% bệnh viện, phòng khám đều không có những chuyên gia này, hoặc nếu có thì cũng chỉ ở mức sơ khai, thậm chí học vài khoá gọi là "tư vấn tâm lý" là xong. Và tại TPHCM mới chỉ có 29 ThS TLLS đầu tiên được đào tạo từ Trường Tâm lý Thực hành Paris- EPP
Khiếm khuyết hay chắp vá lĩnh vực tâm lý lâm sàng như một số bệnh viện hiện naycó thể gây tác dụng ngược vì ai cũng biết rằng, Tâm lý có nhiều trường phái, nhiều lĩnh vực chuyên biệt, đào tạo mất nhiều thời gian và người tâm lý gia phải có tố chất hay phải chuyển hoá mình trong một thời gian nhất định để đạt các năng lực đó.
Vì thế, thiết nghĩ, vì an toàn nguời bệnh, vì chất lượng khám chữa bệnh, hạn chế các sai sót trong y khoa, mỗi cơ sở y tế cần các chuyên gia Tâm lý Y khoa và Lâm sàng chất lượng. Như BS Nguyễn Khắc Viện đâ nói " TÂM LÝ LÂM SÀNG, MỘT SỰ XA XỈ...CẦN THIẾT"
BS Đoàn Nhật Trung (Tía Thằng Ken)