Hiện nay, nhiều người nhất là phụ nữ đang rất quan tâm vấn đề một số thuốc được cho là có khả năng “phòng ngừa ung thư cổ tử cung”. Nhưng có nên đánh đồng thuốc chống HPV (các type human papillomavirus) là thuốc “ngừa ung thư cổ tử cung” trong khi khả năng các thuốc này còn giới hạn trong các thử nghiệm lâm sàng và chỉ có tác dụng trên vài loại HPV trong rất nhiều loại HPV lây lan qua đường tình dục?
Y văn thế giới ghi nhận “HPV là nguyên nhân gần trong ung thư cổ tử cung”. Nhiễm HPV chỉ là nhiễm trùng có thể tạo điều kiện cho ung thư cổ tử cung dễ dàng phát triển. Ngay cả các hãng sản xuất thuốc ngừa HPV trong các nghiên cứu của mình cũng chỉ ghi là “thuốc chống HPV nguy cơ cao”. Nhiều nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng phần lớn các nhiễm trùng HPV “nguy cơ cao” đều tự khỏi và không gây ung thư. Theo hiểu biết của y học hiện nay, chỉ khoảng 5% phụ nữ bị nhiễm HPV không thể tạo miễn nhiễm sinh ra các tế bào cổ tử cung bất thường có khả năng hoá ác tính khi có thêm các yếu tố nguy cơ khác kèm theo (thuốc lá, sinh nhiều con, nhiều bạn tình…). Trong khi đó, các thuốc hiện tại chỉ được ghi nhận có tác dụng tối đa trên vài loại HPV thường gây u nhú ở cổ tử cung. Số các loại HPV có thể phòng ngừa được này chỉ chiếm khoảng 1/10 – 1/7 số loại HPV nguy cơ cao. Như vậy, không phải HPV nào cũng ngừa được, không phải HPV nào cũng gây viêm cổ tử cung, không phải viêm cổ tử cung do HPV nào cũng gây ung thư cổ tử cung. Mặt khác, thuốc ngừa hoàn toàn vô hiệu khi đã từng nhiễm HPV và chỉ có thể ngăn chặn các trường hợp chưa từng nhiễm. Cho nên các thuốc hiện tại được khuyến cáo là thuốc ngừa HPV và chỉ dùng cho đối tượng phụ nữ 9 – 26 tuổi, chưa sinh hoạt tình dục.
Có vài thứ thuốc được nghiên cứu kỹ đang đi đến giai đoạn thử nghiệm so sánh hiệu quả lâm sàng trong khi các thuốc khác còn đang trong giai đoạn xem xét tác dụng phụ và hiệu quả. Trên thế giới chỉ có vài quốc gia có cho triển khai thử nghiệm lâm sàng, chủ yếu ở Nam Mỹ và một số nước khác. Việc chấp nhận cho lưu hành các thứ thuốc này còn phải được xem xét lại và một trong hai thứ thuốc ngừa HPV danh tiếng nhất còn phải chờ đợi tối thiểu đến hết năm 2009 mới có thể có được sự công nhận của FDA – cục Quản lý thực phẩm và thuốc của Hoa Kỳ.
Vậy tại sao bộ Y tế lại ủng hộ việc đưa hàng triệu người Việt Nam vào chiến dịch “thử thuốc còn bị mất tiền” của hãng dược phẩm? Hàng chục ngàn tỉ đồng tiền thuốc sẽ rơi vào túi ai? Ai dám đảm bảo sự an toàn cho những người tham gia chích ngừa trong nhiều năm sau hay cả cuộc đời họ, khi các nghiên cứu còn chưa đầy đủ? Và ai phải chịu trách nhiệm khi cố tình đưa thông tin không rõ ràng gây hoang mang cho người dân?
Đoàn Nhật Trung
Vệ sinh quá nhiều, lạm dụng nước rửa vệ sinh nhiều lần trong ngày, thói quen thụt rửa vùng kí"... Đều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của "cô bé". Nó có thể làm mất sự cân bằng PH tự nhiên của bộ phận sinh dục, tạo điều kiện cho các vi khuẩn xấu phát triển nhiều hơn, dẫn đến viêm nhiễm hoặc ngứa ngáy trường hợp xấu hơn là gây nên ung thư cổ tử cung.
Trả lờiXóa