Vì nhiều lý do khách quan, dường như trong lĩnh vực thống kê y tế của nước ta chỉ chú trọng bảng mã ICD. Thực tế, có nhiều bảng mã được xây dựng, ứng dụng một cách phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới tùy theo yêu cầu. Dưới đây, xin giới thiệu một bảng mã đã được WHO công nhận là công cụ chuẩn hóa trong thống kê bệnh ngoại trú: Bảng mã ICPC.
Phân loại quốc tế về chăm sóc ban đầu (International Classification of Primary Care) được WONCA công bố năm 1987 (WONCA viết tắt của World Organisation of National Colleges, Academies, and Academic Associations of General Practitioners/Family Physicians, gọi ngắn gọn là Tổ chức Bác sĩ Gia đình Thế giới). Với bảng mã này, ngay từ ban đầu, nhân viên y tế đã có thể phân loại, sử dụng một phân loại duy nhất, có ba thành tố quan trọng của lý do chăm sóc sức khỏe: lý do khám bệnh (RFE- Reasons for Encounter), chẩn đoán hoặc các vấn đề sức khỏe, và các quá trình chăm sóc.
Thử nghiệm đầu tiên để kiểm tra sự hoàn chỉnh và độ tin cậy của RFEC là một nghiên cứu thí điểm thực hiện tại Hà Lan năm 1980.
Các kết quả thu được từ nghiên cứu này gợi ý việc kiểm tra tính khả thi hơn trong năm 1983. Nghiên cứu này được thực hiện trong chín quốc gia, cụ thể là, Australia, Brazil, Barbados, Hungary, Malaysia, Hà Lan, Na Uy, Philippines và Hoa Kỳ. Toàn bộ Bảng phân loại được dịch từ tiếng Anh sang nhiều ngôn ngữ, bao gồm Pháp, Hungary, Na Uy, Bồ Đào Nha và Nga.
Các phân tích của hơn 90.000 lý do khám bệnh ghi nhận lại từ hơn 75.000 cuộc khám bệnh và tập hợp kinh nghiệm của các thành viên đã dẫn đến kết quả phát triển của một bảng phân loại toàn diện hơn xuất bản năm 1987 được gọi là ICPC-1. Phiên bản 1998 2 được gọi là ICPC-2. ICPC-2-E dùng để chỉ một phiên bản điện tử sửa đổi phát hành năm 2000. các phiên bản tiếp theo của ICPC-E-2 cũng được dán nhãn cùng với ngày phát hành.
Năm 2003 WHO công nhận ICPC-2 là một phân loại của WHO để ghi nhận dữ liệu trong chăm sóc sức khỏe, sử dụng như một công cụ chuẩn hóa trong lĩnh vực ngoại chẩn trong 23 năm qua với 22 ngôn ngữ được biên dịch (Riêng tiếng Việt đang được chuyển ngữ).
Bảng mã ICPC 2 phiên bản 4.0 chỉ có 725 mã (trong khi ICD có đến hơn 36.000 mã!), chia thành 17 chương, mỗi chương ký hiệu bằng một chữ cái đại diện cho một hệ cơ quan hay một thủ tục quy trình trong y khoa. Mỗi chương trong bảng mã này có thể chia thành 7 thành phần đại diện bằng một dãy chữ số có hai chữ số khác nhau trên toàn chương. Nếu trình bày theo kiểu rút gon, bảng mã này chỉ nằm trong 2 trang giấy A4.
Như mọi người đều biết, thống kê khoa khám là một vấn đề phức tạp và hầu như không thể thực hiện hoặc nếu có thực hiện cũng không thể phản ánh đúng thực trạng cơ cấu bệnh tật tại phòng khám. Trong thời gian qua, trong lĩnh vực ngoại trú, người ta sử dụng ít nhất 3 hệ thông ghi nhận phân loại bệnh tật để thống kê (ICD10, FPT, viết tay). Tuy nhiên hầu hết các hệ thống này đều thể hiện những bất cập.
Bởi vì, bệnh nhân Ngoại trú không hoàn toàn có thể chẩn đoán bằng một bệnh tật cụ thể tại phòng khám vì nhiều lý do. Các khảo sát trên thế giới cũng chỉ ra rằng, chỉ có 55% các chẩn đoán tại phòng khám có thể áp mã ICD. Điều đó có nghĩa là thống kê bệnh chủ yếu dựa vào mã ICD 10 như hiện nay chỉ có thể áp dụng một cách khiên cưỡng. Đó là chưa kể đến việc áp mã ICD của Phòng khám có hoàn toàn tin cậy hay chưa, huống chi bảng mã FPT đề nghị chưa được ai công nhận. Bằng chứng là các phần mềm sử dụng bảng mã ICD hay bảng mã của các công ty phần mềm đề nghị đang được triển khai tại các Phòng khám Ngoại trú của các bệnh viện chưa bao giờ dám khẳng định thành công. Cho nên, dù đầu tư nhiều tiền bạc và công sức, việc ghi nhận chẩn đoán ở phòng khám Ngoại trú nhằm mục đích thống kê cũng không thực hiện được. Lợi thế của bệnh án điện tử bị bất hoạt vì trong khi có tới 1/3 số bệnh nhân không thể thống kê.
Ngược lại, ICPC là một bảng mã phân loại bệnh tật nghiêng về triệu chứng, ra đời phục vụ cho công tác thống kê, Bảng mã ICPC chẳng những rút ngắn thời gian xác định vấn đề sức khỏe của người có nhu cầu hoặc định hướng chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân mà còn giúp xác định mức độ tập trung của dãy phân bố vấn đề sức khỏe của người bệnh. Trên góc độ quản lý, Bảng mã này còn giúp hệ thống lại các vấn đề sức khỏe nhằm hiểu rõ thêm nhu cầu của người bệnh đến khám tại khoa khám của bệnh viện.
Tại Việt Nam, bảng mã này vẫn chưa được ứng dụng vì nhiều lý do khách quan như là: Công tác thống kê tại phòng khám chưa được chú trọng do tính chất không phù hợp của các cách mã hóa hiện tại. Hơn nữa, bảng mã ICPC 2 là một công cụ của chuyên ngành BSGĐ mà ngành này tại nước ta đang còn trong giai đoạn phôi thai.
Đoàn Nhật Trung
Chúng tôi đang có Bảng mã ICPC tiếng Việt. Bạn nào cần tham khảo, xin liên hệ: nguyen.khanh2008@yahoo.com, thanhliem.vo@gmail.com , doantrungbv115@yahoo.com
Phân loại quốc tế về chăm sóc ban đầu (International Classification of Primary Care) được WONCA công bố năm 1987 (WONCA viết tắt của World Organisation of National Colleges, Academies, and Academic Associations of General Practitioners/Family Physicians, gọi ngắn gọn là Tổ chức Bác sĩ Gia đình Thế giới). Với bảng mã này, ngay từ ban đầu, nhân viên y tế đã có thể phân loại, sử dụng một phân loại duy nhất, có ba thành tố quan trọng của lý do chăm sóc sức khỏe: lý do khám bệnh (RFE- Reasons for Encounter), chẩn đoán hoặc các vấn đề sức khỏe, và các quá trình chăm sóc.
Thử nghiệm đầu tiên để kiểm tra sự hoàn chỉnh và độ tin cậy của RFEC là một nghiên cứu thí điểm thực hiện tại Hà Lan năm 1980.
Các kết quả thu được từ nghiên cứu này gợi ý việc kiểm tra tính khả thi hơn trong năm 1983. Nghiên cứu này được thực hiện trong chín quốc gia, cụ thể là, Australia, Brazil, Barbados, Hungary, Malaysia, Hà Lan, Na Uy, Philippines và Hoa Kỳ. Toàn bộ Bảng phân loại được dịch từ tiếng Anh sang nhiều ngôn ngữ, bao gồm Pháp, Hungary, Na Uy, Bồ Đào Nha và Nga.
Các phân tích của hơn 90.000 lý do khám bệnh ghi nhận lại từ hơn 75.000 cuộc khám bệnh và tập hợp kinh nghiệm của các thành viên đã dẫn đến kết quả phát triển của một bảng phân loại toàn diện hơn xuất bản năm 1987 được gọi là ICPC-1. Phiên bản 1998 2 được gọi là ICPC-2. ICPC-2-E dùng để chỉ một phiên bản điện tử sửa đổi phát hành năm 2000. các phiên bản tiếp theo của ICPC-E-2 cũng được dán nhãn cùng với ngày phát hành.
Năm 2003 WHO công nhận ICPC-2 là một phân loại của WHO để ghi nhận dữ liệu trong chăm sóc sức khỏe, sử dụng như một công cụ chuẩn hóa trong lĩnh vực ngoại chẩn trong 23 năm qua với 22 ngôn ngữ được biên dịch (Riêng tiếng Việt đang được chuyển ngữ).
Bảng mã ICPC 2 phiên bản 4.0 chỉ có 725 mã (trong khi ICD có đến hơn 36.000 mã!), chia thành 17 chương, mỗi chương ký hiệu bằng một chữ cái đại diện cho một hệ cơ quan hay một thủ tục quy trình trong y khoa. Mỗi chương trong bảng mã này có thể chia thành 7 thành phần đại diện bằng một dãy chữ số có hai chữ số khác nhau trên toàn chương. Nếu trình bày theo kiểu rút gon, bảng mã này chỉ nằm trong 2 trang giấy A4.
Như mọi người đều biết, thống kê khoa khám là một vấn đề phức tạp và hầu như không thể thực hiện hoặc nếu có thực hiện cũng không thể phản ánh đúng thực trạng cơ cấu bệnh tật tại phòng khám. Trong thời gian qua, trong lĩnh vực ngoại trú, người ta sử dụng ít nhất 3 hệ thông ghi nhận phân loại bệnh tật để thống kê (ICD10, FPT, viết tay). Tuy nhiên hầu hết các hệ thống này đều thể hiện những bất cập.
Bởi vì, bệnh nhân Ngoại trú không hoàn toàn có thể chẩn đoán bằng một bệnh tật cụ thể tại phòng khám vì nhiều lý do. Các khảo sát trên thế giới cũng chỉ ra rằng, chỉ có 55% các chẩn đoán tại phòng khám có thể áp mã ICD. Điều đó có nghĩa là thống kê bệnh chủ yếu dựa vào mã ICD 10 như hiện nay chỉ có thể áp dụng một cách khiên cưỡng. Đó là chưa kể đến việc áp mã ICD của Phòng khám có hoàn toàn tin cậy hay chưa, huống chi bảng mã FPT đề nghị chưa được ai công nhận. Bằng chứng là các phần mềm sử dụng bảng mã ICD hay bảng mã của các công ty phần mềm đề nghị đang được triển khai tại các Phòng khám Ngoại trú của các bệnh viện chưa bao giờ dám khẳng định thành công. Cho nên, dù đầu tư nhiều tiền bạc và công sức, việc ghi nhận chẩn đoán ở phòng khám Ngoại trú nhằm mục đích thống kê cũng không thực hiện được. Lợi thế của bệnh án điện tử bị bất hoạt vì trong khi có tới 1/3 số bệnh nhân không thể thống kê.
Ngược lại, ICPC là một bảng mã phân loại bệnh tật nghiêng về triệu chứng, ra đời phục vụ cho công tác thống kê, Bảng mã ICPC chẳng những rút ngắn thời gian xác định vấn đề sức khỏe của người có nhu cầu hoặc định hướng chẩn đoán bệnh tật của bệnh nhân mà còn giúp xác định mức độ tập trung của dãy phân bố vấn đề sức khỏe của người bệnh. Trên góc độ quản lý, Bảng mã này còn giúp hệ thống lại các vấn đề sức khỏe nhằm hiểu rõ thêm nhu cầu của người bệnh đến khám tại khoa khám của bệnh viện.
Tại Việt Nam, bảng mã này vẫn chưa được ứng dụng vì nhiều lý do khách quan như là: Công tác thống kê tại phòng khám chưa được chú trọng do tính chất không phù hợp của các cách mã hóa hiện tại. Hơn nữa, bảng mã ICPC 2 là một công cụ của chuyên ngành BSGĐ mà ngành này tại nước ta đang còn trong giai đoạn phôi thai.
Đoàn Nhật Trung
Chúng tôi đang có Bảng mã ICPC tiếng Việt. Bạn nào cần tham khảo, xin liên hệ: nguyen.khanh2008@yahoo.com, thanhliem.vo@gmail.com , doantrungbv115@yahoo.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét