Chỉ dẫn cách trình bày powerpoint trong hội nghị khoa học
GS Nguyễn Văn Tuấn
Thông tin 5-7 có khi không cần thiết. Thật vậy, có thể nói phần lớn người nghe chẳng cần biết tên hay logo của trung tâm, hay tên của thầy cô, hay cảm tạ. Tuy nhiên, những thông tin này có khi làm cho thầy cô và đồng nghiệp … hài lòng. Nó còn cho thấy tác giả là người “biết điều”, ăn ở có trước có sau, chứ không phải vô ơn.
Thông tin 8 (tên cơ quan tài trợ) cũng có khi quan trọng. Có hội nghị yêu cầu tác giả phải nói rõ cơ quan tài trợ, và phải tuyên bố những mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest) ngay từ slide đầu tiên để cử tọa biết.
Thông tin 9 (hình nền) có thể làm cho slide hấp dẫn hơn, nhưng cần phải chú ý đến hình ảnh. Thông thường, hình ảnh nền là những yếu tố của công trình nghiên cứu, hay hình (có khi là bản đồ chỉ trung tâm nghiên cứu – nếu có gì để “khoe”).
Cần lưu ý rằng slide đầu tiên không nên cung cấp quá nhiều thông tin. Nhiều thông tin trong slide như thế rất dễ làm cho cử tọa bị sao lãng. Tùy theo hội nghị và tùy theo yêu cầu, chỉ cần tựa đề và tên tác giả có lẽ là đủ.
2. Bỏ những câu chữ rườm rà
Một khi đã quyết định tựa đề bài báo cáo, tác giả cần phải xem xét lại một cách cẩn thận. Cần phải xóa bỏ những từ rườm rà, vì những từ này có thể làm cho người nhìn khó lãnh hội vấn đề. Thử xem qua những tựa đề sau đây:
3. Tránh tựa đề mang tính quá kĩ thuật
Như đề cập trên, tựa đề bài nói chuyện như là một cái quảng cáo sản phẩm. Do đó, nên để ý đến cách viết tựa đề hấp dẫn. Một tựa đề hấp dẫn có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả trong hội nghị. Người dự hội nghị thỉnh thoảng xem các bài nói chuyện ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ, nhưng họ có thể nghĩ rằng những kiến thức và kết quả trong bài nói chuyện có thể giúp ích cho lĩnh vực nghiên cứu của họ. Do đó, tác giả nên cố gắng đặt tựa đề sao cho khán giả cảm thấy gần gũi, không quá chi tiết kĩ thuật.
Chúng ta thử so sánh những tựa đề sau đây:
Chú ý trong những tựa đề mang tính kĩ thuật, không có động từ. Khi sửa tựa đề tôi cố gắng cho một động từ vào. Tựa đề có động từ rất “lợi hại” trong báo cáo khoa học bằng miệng, bởi vì động từ cho chúng ta một cảm giác động. Danh từ không cung cấp một ý nghĩa động. Chú ý rằng động từ chỉ thường sử dụng cho bài nói chuyện, chứ không phải cho bài báo khoa học.
4. Dùng tựa đề với 2 phần
Tựa đề 2 phần cung cấp thêm thông tin cho khán giả. Do đó, một “chiến lược” gây chú ý là dùng tựa đề gồm 2 phần, và cách nhau bằng một dấu “:” hay "–". Thử so sánh vài tựa đề sau đây:
5. Không nên quá súc tích — dùng động từ, giới từ
Chúng ta thử đọc tựa đề sau đây:
An innovative first-year PhD student scientificEnglish didactic methodology
Thoạt đầu, tựa đề xem ra hàm chứa một ý nghĩa, nhưng khi đọc xong thì hình như nó có ý nghĩa khác. Vấn đề ở đây là tác giả đã dùng cấu trúc tính từ + danh từ + danh từ như là tính từ. Cụm tính từ first-year PhD student scientificEnglish didactic chính là … thủ phạm. Tính từ innovative là đề cập đến methodology, chứ không phải first-year PhD student. Do đó, một tựa đề dễ đọc hơn có lẽ là:
An innovative methodology for teaching scientific English to first-year PhD students
Từ bài học trên, chúng ta rút ra kết luận rằng một tựa đề tốt phải:
6. Kiểm tra văn phạm!
Các qui tắc về văn phạm, nhất là cách dùng mạo từ (a, an, the), là vấn đề “nhức đầu” cho nghiên cứu sinh và nhà khoa học không quen với tiếng Anh. Một số qui tắc văn phạm cũng có thể áp dụng cho cách đặt tựa đề. Chúng ta thử xem qua ba tựa đề dưới đây:
Multimodality in the context of Brain-Computer Interface
Importance of role of planning and control systems in supporting interorganizational
relationships in health care sector
Iran Foreign Policy
Tựa đề thứ nhất có lẽ thiếu danh từ số nhiều (interfaces). Tựa đề thứ hai thiếu mạo từ. Tuy mạo từ ít khi nào dùng trong tựa đề, nhưng nếu một tựa đề dài như trên thì mạo từ cũng cần thiết. Tựa đề thứ ba có vấn đề về hô ngữ (apostrophe). Có thể sửa lại như sau:
Multimodality in the context of a Brain-Computer Interface/of Brain Computer
Interfaces
The importance of the role of planning and control systems in supporting interorganizational relationships in the health care sector
Iran’s Foreign Policy
7. Kiểm tra chính tả
Tựa đề của một bài nói chuyện dứt khoát không để sai chính tả. Điều này rất hiển nhiên, nếu đó là bài nói chuyện về luận án, hay một công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, tìm ra lỗi chính tả trong một tựa đề có khi đòi hỏi thời gian, nhất là đối với tác giả không quen với tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ. Chúng ta thử xem xét những tựa đề sau đây:
The Rethoric of Evil in German Literature
Governance choice in railways: applying empirical transaction costs economics to the the railways ofEaster Europe and the former USSR
Hearth attack! Cardiac arrest in the middle aged
Trong tựa đề đầu tiên, rethoric có vẻ không sai, bởi vì nó hao hao giống cách phát âm (mà đúng ra phải là rhetoric). Trong tựa đề thứ hai và thứ ba, từ đúng đáng lẽ phải là Eastern và Heart. Trong trường hợp này, không có phần mềm nào có thể phát hiện Easter và Hearth. Ngoài ra, sự lặp lại (the the) cũng có khi khó phát hiện. Những tựa đề trên có thể sửa lại:
The Rhetoric of Evil in German Literature
Governance choice in railways: applying empirical transaction costs economics to the railways of Eastern Europe and the former USSR
Heart attack! Cardiac arrest in the middle aged
8. Suy nghĩ một tựa đề khác thay thế
Trong một hội nghị, khán giả phải nghe và nhìn nhiều bài báo cáo. Những bài báo cáo thường có cấu trúc với tựa đề như Introduction - Methodology - Discussion - Conclusion and Future Work - Thank you for your attention - Any questions? Nếu bài báo cáo của mình được sắp xếp vào buổi cuối cùng của hội nghị, hay vào buổi trưa / chiều (tức là khán giả rất dễ … buồn ngủ), tác giả cần phải suy nghĩ cách hấp dẫn khán giả.
Một cách để không cho khán giả ngủ là không dùng những tựa đề Introduction - Methodology - Discussion – Conclusion. Thay vì dùng những tựa đề đó trên slide, tác giả có thể đặt tựa đề sao cho mỗi slide chỉ có 1 điểm (point) duy nhất. Chẳng hạn như nếu tôi trình bày ảnh hưởng của vitamin D đến tử vong, tôi có thể mở đầu phần dẫn nhập bằng slide với tựa đề Vitamin D and mortality – current literature. Thay vì slide là Conclusion tôi có thể viết tựa đề là Vitamin D and mortality in post-fracture mortality. Cách viết tựa đề như thế làm cho bài báo cáo là một câu chuyện, và nó làm cho mình professional hơn, hoàn toàn khác với đám đông.
Một cách khác để đặt tựa đề cho từng phần là:
Outline: Why? Why should you be excited?
Methodology: How? Don’t try this at home
Results: What did we find? Not what we were expecting
Discussion: So what? Why should you care?
Future work: What next? Men at work
Thank you: That’s all folks. See you in the dinner table!
GS Nguyễn Văn Tuấn
Trong loạt bài trước, tôi đã bàn về cách viết một bài báo khoa học. Nhưng trong hoạt động khoa học, việc trình bày kết quả nghiên cứu trong các hội nghị cũng quan trọng. Tuy nhiên, tôi thấy rất nhiều đồng nghiệp trong nước chưa quen với những qui ước trình bày báo cáo khoa học, chưa rành cách làm chair, và trong thực tế đã xảy ra nhiều chuyện cười ra nước mắt. Bắt đầu bằng bài này, tôi sẽ đăng một loạt bài về cách trình bày báo cáo khoa học trong các hội nghị.
Trong khoảng 10 năm gần đây, tôi có dịp tham dự và nói chuyện trong nhiều workshop, hội nghị, hội thảo ở trong nước. Qua những lần như thế tôi phát hiện nhiều bất cập trong cách trình bày một báo cáo khoa học của nhiều đồng nghiệp. Sau này, tôi có một loạt bài giảng về cách viết và trình bày báo cáo khoa học trong hội nghị. Đây là loạt bài được soạn ra một cách chi tiết hơn so với những bài giảng trước đây. Tôi ho vọng loạt bài này sẽ cung cấp vài thông tin và kinh nghiệm có ích cho các đồng nghiệp trong nước.
Trong loạt bài này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách trình bày báo cáo trong các hội nghị khoa học. Tôi sẽ bàn về khá nhiều chủ đề, từ cách đặt tựa đề bài nói chuyện, đến những qui tắc trong cách soạn bài nói chuyện (như font chữ, kích thước chữ) và cách soạn slide sao cho có hiệu quả nhất. Hôm nay, tôi sẽ bắt đầu qua thảo luận cách đặt tựa đề.
Tựa đề
Tựa đề của một báo cáo khoa học hay một bài nói chuyện cũng giống như là một dòng chữ … quảng cáo. Cũng như chuyên gia quảng cáo, diễn giả muốn có nhiều người chú ý đến bài nói chuyện của mình, muốn cử tọa hấp dẫn với nội dung của bài nói chuyện. Để đạt được mục đích đó, cách hay nhất trong đặt tựa đề bài nói chuyện là phải đầy đủ, nhưng không quá phức tạp mà cũng đừng quá chung chung. Tựa đề phức tạp làm người nghe không còn hấp dẫn. Tựa đề chung chung làm người nghe không có động cơ để theo dõi và không tập trung. Sau đây là vài chỉ dẫn cụ thể về cách đặt tựa đề sao cho hấp dẫn người nghe.
1. Slide đầu tiên
Bài nói chuyện dĩ nhiên bắt đầu bằng slide đầu tiên, thường là slide tựa đề. Không có qui ước nào đặt tựa đề bài nói chuyện, nhưng 2 thông tin quan trọng nhất cần phải có là:
Trong khoảng 10 năm gần đây, tôi có dịp tham dự và nói chuyện trong nhiều workshop, hội nghị, hội thảo ở trong nước. Qua những lần như thế tôi phát hiện nhiều bất cập trong cách trình bày một báo cáo khoa học của nhiều đồng nghiệp. Sau này, tôi có một loạt bài giảng về cách viết và trình bày báo cáo khoa học trong hội nghị. Đây là loạt bài được soạn ra một cách chi tiết hơn so với những bài giảng trước đây. Tôi ho vọng loạt bài này sẽ cung cấp vài thông tin và kinh nghiệm có ích cho các đồng nghiệp trong nước.
Trong loạt bài này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm cách trình bày báo cáo trong các hội nghị khoa học. Tôi sẽ bàn về khá nhiều chủ đề, từ cách đặt tựa đề bài nói chuyện, đến những qui tắc trong cách soạn bài nói chuyện (như font chữ, kích thước chữ) và cách soạn slide sao cho có hiệu quả nhất. Hôm nay, tôi sẽ bắt đầu qua thảo luận cách đặt tựa đề.
Tựa đề
Tựa đề của một báo cáo khoa học hay một bài nói chuyện cũng giống như là một dòng chữ … quảng cáo. Cũng như chuyên gia quảng cáo, diễn giả muốn có nhiều người chú ý đến bài nói chuyện của mình, muốn cử tọa hấp dẫn với nội dung của bài nói chuyện. Để đạt được mục đích đó, cách hay nhất trong đặt tựa đề bài nói chuyện là phải đầy đủ, nhưng không quá phức tạp mà cũng đừng quá chung chung. Tựa đề phức tạp làm người nghe không còn hấp dẫn. Tựa đề chung chung làm người nghe không có động cơ để theo dõi và không tập trung. Sau đây là vài chỉ dẫn cụ thể về cách đặt tựa đề sao cho hấp dẫn người nghe.
1. Slide đầu tiên
Bài nói chuyện dĩ nhiên bắt đầu bằng slide đầu tiên, thường là slide tựa đề. Không có qui ước nào đặt tựa đề bài nói chuyện, nhưng 2 thông tin quan trọng nhất cần phải có là:
- Tựa đề bài nói chuyện
- Tác giả và nơi làm việc
- Tên và ngày hội nghị
- Danh sách đồng tác giả
- Tên và logo của trung tâm nghiên cứu
- Tên của thầy/cô hướng dẫn
- Cảm tạ
- Cơ quan tài trợ
- Hình ảnh nền (background image)
Thông tin 5-7 có khi không cần thiết. Thật vậy, có thể nói phần lớn người nghe chẳng cần biết tên hay logo của trung tâm, hay tên của thầy cô, hay cảm tạ. Tuy nhiên, những thông tin này có khi làm cho thầy cô và đồng nghiệp … hài lòng. Nó còn cho thấy tác giả là người “biết điều”, ăn ở có trước có sau, chứ không phải vô ơn.
Thông tin 8 (tên cơ quan tài trợ) cũng có khi quan trọng. Có hội nghị yêu cầu tác giả phải nói rõ cơ quan tài trợ, và phải tuyên bố những mâu thuẫn lợi ích (conflict of interest) ngay từ slide đầu tiên để cử tọa biết.
Thông tin 9 (hình nền) có thể làm cho slide hấp dẫn hơn, nhưng cần phải chú ý đến hình ảnh. Thông thường, hình ảnh nền là những yếu tố của công trình nghiên cứu, hay hình (có khi là bản đồ chỉ trung tâm nghiên cứu – nếu có gì để “khoe”).
Cần lưu ý rằng slide đầu tiên không nên cung cấp quá nhiều thông tin. Nhiều thông tin trong slide như thế rất dễ làm cho cử tọa bị sao lãng. Tùy theo hội nghị và tùy theo yêu cầu, chỉ cần tựa đề và tên tác giả có lẽ là đủ.
2. Bỏ những câu chữ rườm rà
Một khi đã quyết định tựa đề bài báo cáo, tác giả cần phải xem xét lại một cách cẩn thận. Cần phải xóa bỏ những từ rườm rà, vì những từ này có thể làm cho người nhìn khó lãnh hội vấn đề. Thử xem qua những tựa đề sau đây:
- The ligno-cellulose biomass fuel chain: a review
- A study on producing bread in Andalucia with the acid moisture technique
- Development of a Portable Device for Work Analysis to Reduce Human Errors in Industrial Plants
- Ligno-cellulose biomass fuel chain
- Producing bread in Andalucia with acid moisture technique
- A Portable Device for Work Analysis to Reduce Human Errors in Industrial Plants
3. Tránh tựa đề mang tính quá kĩ thuật
Như đề cập trên, tựa đề bài nói chuyện như là một cái quảng cáo sản phẩm. Do đó, nên để ý đến cách viết tựa đề hấp dẫn. Một tựa đề hấp dẫn có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả trong hội nghị. Người dự hội nghị thỉnh thoảng xem các bài nói chuyện ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ, nhưng họ có thể nghĩ rằng những kiến thức và kết quả trong bài nói chuyện có thể giúp ích cho lĩnh vực nghiên cứu của họ. Do đó, tác giả nên cố gắng đặt tựa đề sao cho khán giả cảm thấy gần gũi, không quá chi tiết kĩ thuật.
Chúng ta thử so sánh những tựa đề sau đây:
Tựa đề quá kĩ thuật | Tựa đề hấp dẫn hơn |
A Pervasive Solution for Risk Awareness in the context of Fall Prevention in the Elderly | A Novel Solution for Preventing Fall in the Elderly |
An evaluation of the benefit of the application of usability and ergonomics principles to consumer goods | Ergonomics of consumer goods: an evaluation of benefits |
Construction and validation of a carrier to shuttle nucleic acid-based drugs from biocompatible polymers to living cells | Method for transferring nucleic acid-based drugs from biocompatible polymers to living cells |
Chú ý trong những tựa đề mang tính kĩ thuật, không có động từ. Khi sửa tựa đề tôi cố gắng cho một động từ vào. Tựa đề có động từ rất “lợi hại” trong báo cáo khoa học bằng miệng, bởi vì động từ cho chúng ta một cảm giác động. Danh từ không cung cấp một ý nghĩa động. Chú ý rằng động từ chỉ thường sử dụng cho bài nói chuyện, chứ không phải cho bài báo khoa học.
4. Dùng tựa đề với 2 phần
Tựa đề 2 phần cung cấp thêm thông tin cho khán giả. Do đó, một “chiến lược” gây chú ý là dùng tựa đề gồm 2 phần, và cách nhau bằng một dấu “:” hay "–". Thử so sánh vài tựa đề sau đây:
Tựa đề một phần | Tựa đề hai phần |
Preparation, characterization, and degradability of low environmental impact polymer composites containing natural fibers | Preventing Italy from disappearing under polyethylene bags: Using low environmental impact polymer composites |
Anti-tumor activity of bacterial proteins: study of the p53-azzurine interaction | Azzurrine binds to p53: Towards a nontoxic alternative to chemotherapy |
The discoursal construction of audience identity in undergraduate assignments | Discoursal construction of audience identity in undergraduate assignments: Who, What, How |
5. Không nên quá súc tích — dùng động từ, giới từ
Chúng ta thử đọc tựa đề sau đây:
An innovative first-year PhD student scientificEnglish didactic methodology
Thoạt đầu, tựa đề xem ra hàm chứa một ý nghĩa, nhưng khi đọc xong thì hình như nó có ý nghĩa khác. Vấn đề ở đây là tác giả đã dùng cấu trúc tính từ + danh từ + danh từ như là tính từ. Cụm tính từ first-year PhD student scientificEnglish didactic chính là … thủ phạm. Tính từ innovative là đề cập đến methodology, chứ không phải first-year PhD student. Do đó, một tựa đề dễ đọc hơn có lẽ là:
An innovative methodology for teaching scientific English to first-year PhD students
Từ bài học trên, chúng ta rút ra kết luận rằng một tựa đề tốt phải:
- Đặt tính từ trước danh từ nó đề cập đến (như innovative đề cập đến methodology chứ không phải students)
- Có một động từ (teaching)
- Dùng giới từ (for, to)
Tựa đề không có động từ | Tựa đề có động từ |
The implementation of sustainable strategies in multinational companies | Implementing sustainable strategies in multinational companies |
TOF-SIMS: an innovative technique for the study of ancient ceramics | TOF-SIMS: an innovative technique forstudying ancient ceramics |
Fault detection of a Five-Phase Permanent-Magnet Motor - a four-part solution | Four ways to detect faults in a Five-Phase Permanent-Magnet Motor |
Effect of crop rotation diversity and nitrogen fertilization on weed management in a maize-based cropping system | How does crop rotation diversity and nitrogen fertilization affect the way weedsare managed in a maize-based cropping system? |
6. Kiểm tra văn phạm!
Các qui tắc về văn phạm, nhất là cách dùng mạo từ (a, an, the), là vấn đề “nhức đầu” cho nghiên cứu sinh và nhà khoa học không quen với tiếng Anh. Một số qui tắc văn phạm cũng có thể áp dụng cho cách đặt tựa đề. Chúng ta thử xem qua ba tựa đề dưới đây:
Multimodality in the context of Brain-Computer Interface
Importance of role of planning and control systems in supporting interorganizational
relationships in health care sector
Iran Foreign Policy
Tựa đề thứ nhất có lẽ thiếu danh từ số nhiều (interfaces). Tựa đề thứ hai thiếu mạo từ. Tuy mạo từ ít khi nào dùng trong tựa đề, nhưng nếu một tựa đề dài như trên thì mạo từ cũng cần thiết. Tựa đề thứ ba có vấn đề về hô ngữ (apostrophe). Có thể sửa lại như sau:
Multimodality in the context of a Brain-Computer Interface/of Brain Computer
Interfaces
The importance of the role of planning and control systems in supporting interorganizational relationships in the health care sector
Iran’s Foreign Policy
7. Kiểm tra chính tả
Tựa đề của một bài nói chuyện dứt khoát không để sai chính tả. Điều này rất hiển nhiên, nếu đó là bài nói chuyện về luận án, hay một công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, tìm ra lỗi chính tả trong một tựa đề có khi đòi hỏi thời gian, nhất là đối với tác giả không quen với tiếng Anh như là tiếng mẹ đẻ. Chúng ta thử xem xét những tựa đề sau đây:
The Rethoric of Evil in German Literature
Governance choice in railways: applying empirical transaction costs economics to the the railways ofEaster Europe and the former USSR
Hearth attack! Cardiac arrest in the middle aged
Trong tựa đề đầu tiên, rethoric có vẻ không sai, bởi vì nó hao hao giống cách phát âm (mà đúng ra phải là rhetoric). Trong tựa đề thứ hai và thứ ba, từ đúng đáng lẽ phải là Eastern và Heart. Trong trường hợp này, không có phần mềm nào có thể phát hiện Easter và Hearth. Ngoài ra, sự lặp lại (the the) cũng có khi khó phát hiện. Những tựa đề trên có thể sửa lại:
The Rhetoric of Evil in German Literature
Governance choice in railways: applying empirical transaction costs economics to the railways of Eastern Europe and the former USSR
Heart attack! Cardiac arrest in the middle aged
8. Suy nghĩ một tựa đề khác thay thế
Trong một hội nghị, khán giả phải nghe và nhìn nhiều bài báo cáo. Những bài báo cáo thường có cấu trúc với tựa đề như Introduction - Methodology - Discussion - Conclusion and Future Work - Thank you for your attention - Any questions? Nếu bài báo cáo của mình được sắp xếp vào buổi cuối cùng của hội nghị, hay vào buổi trưa / chiều (tức là khán giả rất dễ … buồn ngủ), tác giả cần phải suy nghĩ cách hấp dẫn khán giả.
Một cách để không cho khán giả ngủ là không dùng những tựa đề Introduction - Methodology - Discussion – Conclusion. Thay vì dùng những tựa đề đó trên slide, tác giả có thể đặt tựa đề sao cho mỗi slide chỉ có 1 điểm (point) duy nhất. Chẳng hạn như nếu tôi trình bày ảnh hưởng của vitamin D đến tử vong, tôi có thể mở đầu phần dẫn nhập bằng slide với tựa đề Vitamin D and mortality – current literature. Thay vì slide là Conclusion tôi có thể viết tựa đề là Vitamin D and mortality in post-fracture mortality. Cách viết tựa đề như thế làm cho bài báo cáo là một câu chuyện, và nó làm cho mình professional hơn, hoàn toàn khác với đám đông.
Một cách khác để đặt tựa đề cho từng phần là:
Outline: Why? Why should you be excited?
Methodology: How? Don’t try this at home
Results: What did we find? Not what we were expecting
Discussion: So what? Why should you care?
Future work: What next? Men at work
Thank you: That’s all folks. See you in the dinner table!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét