Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022
KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
BÀ NỘI TÔI.
#ngày2, #BácsĩĐồnghành, #ngày12012022
Thứ Tư, 12 tháng 1, 2022
BÁC SĨ HỌC VIẾT CONTENT!
#ngay1, #BácsĩĐồnghành, #ngày11012022
Thứ Ba, 11 tháng 1, 2022
Đề xuất dùng màn ngăn cách giường bệnh Covid-19 để tránh sốc tâm lý
TTTĐ - Bác sỹ Đoàn Nhật Trung ở Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á - Vĩnh Long kể về một người bệnh Covid-19 vừa qua đời trong hoảng loạn và đề xuất dùng màn, vải ngăn cách giường người bệnh để tránh sốc tâm lý.
Câu chuyện bác sỹ Đoàn Nhật Trung kể vào ngày 21/8, mở đầu: “Đêm qua tôi mất một bệnh nhân còn trẻ lắm. Bệnh nhân ở một quận của TP HCM. Anh ấy 33 tuổi, có vợ và con 3 tuổi, vào viện vì u trung thất. Hậu phẫu cắt u, nằm hồi sức 6 ngày. Ở đó, sau khi tỉnh lại anh đã chứng kiến bệnh nhân Covid-19 suy hô hấp và chết, nên anh bị khủng hoảng bởi vì sau mổ một ngày anh đã tỉnh táo hoàn toàn”.
Lý do bệnh nhân hậu phẫu nằm cạnh bệnh nhân Covid-19, theo bác sỹ Trung là vì thiếu máy thở, dù giường đã bố trí giãn cách nhưng không khuất tầm mắt. Bệnh nhân vừa mổ xong, tỉnh táo nên thấy bệnh nhân Covid-19 hấp hối và chết trước mắt mình, dẫn đến bị khủng hoảng. Điều không may nữa là sau mổ 8 ngày, đã tạm ổn thì bệnh nhân 33 tuổi lại bị lây nhiễm Covid-19, khó thở, phải trở vào ICU.
Bác sỹ Trung kể tiếp: “Lần này anh hoảng loạn thật sự. Người nhà gọi vào thì anh trăng trối có lúc bảo nhờ công an, chính quyền can thiệp để đưa anh về nhà! Liên tục mấy đêm anh không ngủ được. Đêm trước, người nhà nhờ tôi tư vấn. Gọi điện, vì viêm thanh quản từ lần trước nên anh chỉ thều thào “Bác sĩ...chết...sát tôi...bác sĩ cứu...về... bác sĩ ơi!”. Tôi đã cố trấn an anh nhưng thấy rõ chưa hiệu quả. Sáng gọi người nhà thì chưa nghe tin tức gì. Tối nay nghe tin, anh đã không qua khỏi! Buồn cho gia đình anh nhưng đó là kết cuộc thấy trước”.
Bác sỹ Trung phân tích: “Tất cả bệnh nhân có sức thở yếu như có bệnh nền, phẫu thuật... mắc Covid-19 đã lo rồi, thấy chết trước mắt ai không tim đập, chân run, lại nhiều đêm không ngủ? Người thường còn chịu không nổi. Bao nhiêu năng lượng, oxy đưa vào bị hoang phí và suy hô hấp càng nhanh do nhu cầu tăng cao, tăng công thở bù đắp”.
Tuy nhiên, việc đưa nhiều người bệnh vào một chỗ để điều trị và khống chế dịch trong tình hình hiện nay là bất khả kháng. Hơn thế, trong lịch sử cũng đã xảy ra nhiều lần, những khi có dịch bệnh lớn. Bác sỹ Trung đồng ý: “Việc đưa bệnh nhân vào một chỗ để điều trị và khống chế dịch là việc làm từ hơn 100 năm trước, chẳng hạn từ dịch cúm Tây Ban Nha. Tuy nhiên, lúc đó xem ra có chỗ đã làm tốt hơn bây giờ về mặt tránh truyền nhiễm và ổn định tâm lý bệnh nhân”.
Một giải pháp bác sỹ Trung nêu ra là: “Một cách rất đơn giản là dùng màn che từng giường cách biệt, dễ làm mà không tốn kém. Nên lúc này rất cần làm những việc nhỏ, cụ thể và thiết thực như thế bên cạnh nhiều việc lớn, để giảm bệnh nặng và tử vong do yếu tố tâm lý. Dẫu biết u trung thất như bệnh nhân vừa kể khó trụ lâu nhưng anh ra đi nhanh chóng trong lúc lòng đầy sợ hãi và cô đơn như thế thì thật đau xót và rất đáng nghĩ suy”.
Những người dễ mắc di chứng Covid-19
F0 nặng phải nằm ICU, người có bệnh nền mạn tính như suy thận, tăng huyết áp, tiểu đường dễ mắc các di chứng kéo dài sau khỏi Covid-19.
Bác sĩ Đoàn Nhật Trung (Phó trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long) cho biết nhiều người có các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn lo âu, khó thở, đau ngực, ho dai dẳng, mất ngủ, sốt kéo dài... từ vài tuần đến vài tháng sau dù đã âm tính Covid-19. Những trường hợp này được xem là di chứng hậu Covid-19, còn gọi hội chứng Covid kéo dài.
Trong đó, F0 nặng và nguy kịch từng phải nằm hồi sức (ICU) là nhóm bị di chứng trầm trọng. Bệnh nhân có thể phải nhập viện trở lại vì suy nhược cơ thể, kiệt sức - hậu quả của nằm ICU (hội chứng sau chăm sóc đặc biệt), PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý), hay do những tổn thương lớn của các cơ quan nội tạng. Một số biến chứng có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Các di chứng ở nhóm này nặng và kéo dài, ảnh hưởng đồng loạt nhiều bộ phận cơ thể.
Người trong độ tuổi lao động, trung niên, là nhóm F0 chiếm số đông, hội chứng hậu Covid nhiều song triệu chứng tương đối nhẹ. Nhân viên tại các cơ sở y tế, nhất là những người không có chuyên môn và phụ nữ dễ bị di chứng Covid-19 hơn. Trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên cũng có nguy cơ mắc hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) sau khỏi.
Theo bác sĩ Lữ Hữu Tuấn (Phó trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long), F0 có bệnh nền như béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, thận, lao phổi... đã trải qua "thập tử nhất sinh", ở giai đoạn hồi phục sau nhiễm vẫn phải đối mặt với các di chứng lớn, kéo dài. Họ có thể suy nhược về thần kinh, thể chất, sức đề kháng giảm tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng xâm nhập, gây viêm tắc phổi, mạch máu, hay viêm não, màng não; hoặc bị tăng đông máu gây đột quỵ nhồi máu não. Bệnh viện Xuyên Á đã tiếp nhận nhiều ca đột quỵ sau Covid-19.
Hội chứng Covid-19 kéo dài được ghi nhận trên nhiều bệnh nhân Covid-19 tại nhiều quốc gia. Theo một nghiên cứu của Anh đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet hôm 15/7, trung bình mỗi bệnh nhân Covid-19 gặp 56 triệu chứng khác nhau. Tổng cộng, 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan của cơ thể. Một phần ba số đó sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất 6 tháng kể từ khi khỏi Covid-19.
Một khảo sát khác từ Tổ chức Hợp tác nghiên cứu dựa trên bệnh nhân (PLRC) cho kết quả, trong số hơn 3.700 người mắc Covid-19 kéo dài không nhập viện, có 77% còn cảm thấy mệt mỏi sau 6 tháng, 72% vật lộn với tình trạng khó chịu và đuối sức, 55% rối loạn chức năng nhân thức và 36% bệnh nhân nữ có vấn đề kinh nguyệt.
Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng hậu Covid-19. Chủ yếu là do cơ thể phải chống chọi với bệnh tật thời gian dài, dẫn đến suy kiệt về thể lực; giãn cách xã hội nhiều tháng làm ảnh hưởng đến tâm lý, dễ bị lo lắng, sợ hãi.
Bác sĩ Trung cho hay những triệu chứng hậu Covid-19 thường gặp là mệt mỏi kéo dài, suy nhược cơ thể - khó điều trị dứt điểm trong thời gian ngắn. Nhiều bệnh nhân đau mỏi cơ nhiều chỗ mà không rõ nguyên nhân, tê mỏi tứ chi, cảm thấy khó chịu, đổ nhiều mồ hôi, ớn lạnh kéo dài và rối loạn tiêu hóa
Các triệu chứng nặng, nguy hiểm hơn là tổn thương những cơ quan quyết định sinh tồn, như phổi, tim. Phổi thương tổn nhiều gây ra xơ hóa, hoặc bị viêm tái lại khiến phổi không hoạt động được; tim thiếu máu, nhồi máu cơ tim... có nguy cơ khiến người bệnh tử vong. Bên cạnh đó, nhóm di chứng liên quan đến não như chóng mặt, nhức đầu, xây xẩm, khó tập trung, mất ngủ, trạng thái lâng lâng, mờ mịt về nhận thức hay được gọi là "sương mù não" cũng rất thường gặp. Một số bệnh nhân khác gặp những triệu chứng rối loạn tâm lý như lo âu, trầm cảm... khó phát hiện.
Để biết chính xác những triệu chứng này thực sự do Covid-19 hay một bệnh lý khác gây nên, người bệnh nên đến bệnh viện khám ít nhất một lần, thay vì tự chịu đựng hay tự chữa ở nhà. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng xác định tình trạng bệnh ban đầu, làm xét nghiệm cần thiết để tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá chức năng và chẩn đoán bệnh lý, đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Bác sĩ Hồ Minh Đức (Phó trưởng khoa Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long) khuyến cáo trường hợp bệnh nặng và có di chứng tổn thương tim phổi, nên khám cả chuyên khoa tim phổi và phục hồi chức năng để được theo dõi dấu hiệu sinh tồn, nhịp thở, chức năng hô hấp, sức cơ các chi, tầm vận động của khớp, chức năng thăng bằng, tâm lý để hồi phục tốt nhất.
Thư Anh
1.
https://nguoi-noi-tieng.com/suc-khoe/nhung-nguoi-de-mac-di-chung-covid-19-1332963