Những điều lợi từ cây luá nhân điện qua thông tin của bài báo thật sự có một hấp lực cho nông dân và người tiêu dùng: Tiết kiệm chi phí sản xuất cho phân và thuốc trừ sâu; chất lượng gạo trắng, bóng, thơm, ít dính, không thiu; mang tính thuyết phục xã hội : cải tạo môi trường- môi sinh, làm ra thực phẩm sạch. Nhưng có thực sự thuyết phục được không?
Đầu tiên, chỉ nhìn ruộng lúa vài ba lần/tuần, lần 30 giây đến 1 phút, thời gian còn lại không phải chăm sóc? Không cần nhổ cỏ, không cần bơm nước? Cứ cho là có sự tồn tại của nhân điện và vai trò nhân điện ở đây là dinh dưỡng, là sức đề kháng, vậy "liều lượng nhân điện" là bao nhiêu cho mỗi đơn vị diện tích? Đem nhân điện tác động lên cây lúa, nhân điện tác động theo kiểu nào? "Công lực" (nếu có) của mỗi người mỗi khác, làm sao đánh giá được người đó có thực hiện được hay không? Hay ai cũng có thể học xong hành nghề được? Thật mơ hồ, từ cơ chế tác động đến cách đánh giá về nhân điện trên lúa.
Nhân điện có tác động tốt như vậy tại sao vẫn phải cần 3 yếu tố: Đất, con người, giống. Thực tế có khác gì kinh nghiệm đúc kết từ ngàn năm của những người nông dân: "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"? Rõ ràng yếu tố "đất" đã bao gồm "nước" và "phân"; "cần" ở đây là "con người". Nếu có đủ các yếu tố đó thêm một chút biện pháp kỹ thuật thì đủ để lúa tốt rồi. Nhân điện là thừa.
Các thang đánh giá: độ phì nhiêu, chỉ tiêu dung tích hấp thu, so sánh cân thử 1000 hạt... là theo tiêu chuẩn nào? Thế giới đánh giá ra sao? Họ đánh giá các chỉ số gì? Các đặc điểm được đưa ra so sánh: để lâu thiu, ít bị chuột phá, màu sáng hơn do không bị bọ xít... căn cứ vào đâu, so với chuẩn mực nào? Chưa kể "tỷ lệ gạo nhân điện sau xay xát cao hơn lúa thường" là tỷ lệ gì? Cao hơn nhờ cái gì? Cái đó có lợi gì? Phải thật thận trọng, khách quan và khoa học.
Một vấn đề khác, lúa nhân điện tiết kiệm chi phí sản xuất tại sao giá bán lại quá cao? Có phải do cầu vượt cung? Cầu vượt cung do nguyên nhân gì? Do chất lượng gạo, sản lượng chưa nhiều hay do điều gì khác? Có phải do người ta đang biến một "nhu cầu tiềm ẩn" thành một ""nhu cầu thật sự" về gạo nhân điện bằng cách nói quá sự thật về chất lượng cuả gạo nhân điện (cũng không loại trừ việc vận dụng các yếu tố mê tín)? Làm sao phân biệt gạo "made in nhân điện" hay gạo thường?
Khi lúa nhân điện được công nhận, chắc chắn sẽ có những "nhà nhân điện" hành nghề dạo, làm sao biết giả - chân? Đây cũng là một vấn đề để các nhà quản lý thị trường, công an kinh tế quan tâm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phương thức canh tác của cả nền nông nghiệp khi người người nhân điện, cây con giống đều nhân điện...
Từ Nhân Dân
(Lai Vung, Đồng Tháp)
http://www5.ttvnol.com/f_528/866634.ttvn?v=38nl2h7w8qzqdhr1ykda
Đầu tiên, chỉ nhìn ruộng lúa vài ba lần/tuần, lần 30 giây đến 1 phút, thời gian còn lại không phải chăm sóc? Không cần nhổ cỏ, không cần bơm nước? Cứ cho là có sự tồn tại của nhân điện và vai trò nhân điện ở đây là dinh dưỡng, là sức đề kháng, vậy "liều lượng nhân điện" là bao nhiêu cho mỗi đơn vị diện tích? Đem nhân điện tác động lên cây lúa, nhân điện tác động theo kiểu nào? "Công lực" (nếu có) của mỗi người mỗi khác, làm sao đánh giá được người đó có thực hiện được hay không? Hay ai cũng có thể học xong hành nghề được? Thật mơ hồ, từ cơ chế tác động đến cách đánh giá về nhân điện trên lúa.
Nhân điện có tác động tốt như vậy tại sao vẫn phải cần 3 yếu tố: Đất, con người, giống. Thực tế có khác gì kinh nghiệm đúc kết từ ngàn năm của những người nông dân: "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"? Rõ ràng yếu tố "đất" đã bao gồm "nước" và "phân"; "cần" ở đây là "con người". Nếu có đủ các yếu tố đó thêm một chút biện pháp kỹ thuật thì đủ để lúa tốt rồi. Nhân điện là thừa.
Các thang đánh giá: độ phì nhiêu, chỉ tiêu dung tích hấp thu, so sánh cân thử 1000 hạt... là theo tiêu chuẩn nào? Thế giới đánh giá ra sao? Họ đánh giá các chỉ số gì? Các đặc điểm được đưa ra so sánh: để lâu thiu, ít bị chuột phá, màu sáng hơn do không bị bọ xít... căn cứ vào đâu, so với chuẩn mực nào? Chưa kể "tỷ lệ gạo nhân điện sau xay xát cao hơn lúa thường" là tỷ lệ gì? Cao hơn nhờ cái gì? Cái đó có lợi gì? Phải thật thận trọng, khách quan và khoa học.
Một vấn đề khác, lúa nhân điện tiết kiệm chi phí sản xuất tại sao giá bán lại quá cao? Có phải do cầu vượt cung? Cầu vượt cung do nguyên nhân gì? Do chất lượng gạo, sản lượng chưa nhiều hay do điều gì khác? Có phải do người ta đang biến một "nhu cầu tiềm ẩn" thành một ""nhu cầu thật sự" về gạo nhân điện bằng cách nói quá sự thật về chất lượng cuả gạo nhân điện (cũng không loại trừ việc vận dụng các yếu tố mê tín)? Làm sao phân biệt gạo "made in nhân điện" hay gạo thường?
Khi lúa nhân điện được công nhận, chắc chắn sẽ có những "nhà nhân điện" hành nghề dạo, làm sao biết giả - chân? Đây cũng là một vấn đề để các nhà quản lý thị trường, công an kinh tế quan tâm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phương thức canh tác của cả nền nông nghiệp khi người người nhân điện, cây con giống đều nhân điện...
Từ Nhân Dân
(Lai Vung, Đồng Tháp)
http://www5.ttvnol.com/f_528/866634.ttvn?v=38nl2h7w8qzqdhr1ykda
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét