Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Chuyện lạ về những tên trộm thờ... "tổ ăn trộm"


Một cảnh sát khu vực của quận Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, từng được xem như khắc tinh của trộm tại địa bàn cho biết: “Đối với loại trộm “rày”, trộm “đột xuất”, trộm không đẳng cấp thì liệu pháp giáo dục có tác dụng, chứ loại trộm có thờ tổ nghiệp thì phải dùng chiêu mới trị được.

 Khổ nữa, cứ hễ được thả ra là chúng lại chứng nào tật ấy”. Ăn trộm có tổ nghiệp, nghe thật lạ đời, nhưng đó là chuyện có thật. Vậy chúng là ai?

Huyền thoại tổ nghiệp
Ông Ba (đã đổi tên - NV) ngụ tại quận Cờ Đỏ từng làm cán bộ công an thị trấn (thời Cần Thơ chưa được nâng cấp lên thành phố trực thuộc Trung ương) "xẩu mình, xẩu mẩy" nhiều lần vì "thành tích" ăn trộm. Cả chục lần "tù vặt" và tập trung cải tạo, tổng cộng không dưới 15 năm, tay đạo chích vẫn không bỏ nghề.
Bị kiểm điểm trước dân, tay trộm chuyên nghiệp này... khóc: "Mong bà con thứ lỗi trước, vì ngày mai tui vẫn phải ăn trộm!". Mấy ngày sau một hàng xóm bị mất gà, tìm đến nhà thì thấy ông Ba đang chưng con gà luộc lên bàn thờ. Xì tiền ra trả cho nạn nhân, ông gãi đầu thú nhận: "Tui bồi thường tiền con gà. Tui hổng ăn trộm cúng, tổ hành tui".
Tổ nghề trộm là Bạch Mi Thần hay Bạch Mi Lão Thần, xuất xứ từ Trung Hoa. Bạch Mi Thần là tổ chung của giới trộm, cướp, ca kỹ, ăn mày. Bạch Mi có nhiều tên gọi và hiện thân khác nhau: Bạch Nhãn Thần, Quản Trọng, Câu Lan Nữ thần (tức Câu Lan Thổ địa), Lữ Đồng Tân, Thiết Bản Kiều Chân Nhân Tiên Sư, Ngũ Đại Tiên, Kim Tướng Quân, Nữ Hồ Tiên, Lưu Xích Kim Mẫu, Giáo Phường Đại Vương... Dù là tên gọi nào thì vị thần này cũng được phác họa thân hình to lớn, râu dài, lông mày trắng, mắt đỏ, mặc giáp, tay cầm đao, cưỡi ngựa oai phong.
Sách Lã Thị Xuân Thu cho rằng, Linh Luân (một trong bát tiên) là người chế ra nhạc luật, nhạc lý. Linh Luân căn cứ vào tiếng chim kêu định ra 12 luật nhạc và đúc 12 chiếc chuông hòa với ngũ âm để dạy cho các kỹ nữ chơi nhạc, trở thành tổ nghề ca kỹ. Kỹ nữ dần dà bị "đồng tiền hóa" trở thành gái mại dâm ngày nay. Linh Luân là Bạch Mi Thần tức Hồng Nhai Tiên Sinh.
Đến thời "Phản Thanh phục Minh", thành viên các "hội kín" được huấn luyện 5 kỹ năng tình báo gồm: hành thích (ám sát), hành tẩu (bỏ chạy), hành ẩn (ẩn trốn), hành quy (hóa thân) và hành phục (nhập vai) theo từng đẳng cấp. Căn cứ vào đẳng cấp, họ được phân vào vai ăn mày, thích khách, kỹ nữ để làm "tình báo" lấy thông tin.
Có thuyết còn cho rằng, các lực lượng phản Thanh phục Minh lấy các lầu xanh làm trạm giao liên. Để phân biệt với các lầu xanh bình thường, họ thờ Bạch Mi Lão Thần để làm ám hiệu. Công cuộc phản Thanh phục Minh thoái trào, nhân sự Thiên Địa Hội tỏa khắp các nơi, bị mất gốc và chuyển hóa thành... tệ nạn xã hội, một phần nhập cư vào Việt Nam bằng đường "tiểu ngạch".
Ông Đặng Văn Niềm, 98 tuổi, cư ngụ ở xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An từng là "thảo khấu" vùng Bà Chiểu thời trước 1975. Sau khi có vợ con, ông kiên quyết "rửa tay gác kiếm". Ông kể rằng, thuở đó một hành giả muốn gia nhập Thiên Địa Hội đều phải làm lễ cúng gà bái tổ. Căn cứ vào chân gà, sư phụ biết tổ chấp nhận môn đệ mới hay không.
Luật tổ, nghề này chỉ được truyền cho con cái ruột hoặc con rể chứ không được truyền cho người dưng. Nếu tuyệt tự thì có thể chọn con nuôi. Sau khi được tổ "ô kê", môn sinh uống rượu thề có pha tiết gà sống và bắt đầu theo chân sư phụ (thường là cha) học nghề ngay đêm đầu tiên.
Nếu là nữ thì môn sinh chỉ được học "bảy chữ, tám nghề". Theo "Điển hay tích lạ" của Nguyễn Tử Năng thì đó là tiểu mục của một bộ sách, có thể đã được biên soạn trước cả Ngũ kinh của Nho giáo dùng để "dạy nghề, hướng nghiệp" cho các kỹ nữ. "Bảy chữ" gồm: Khấp (nghệ thuật khóc, nũng nịu), tiễn (đưa tiễn), thích (xăm tên), thiêu (đốt hương xông thơm), giá (hẹn hò), tẩu (lẩn tránh, từ chối), tử (dọa chết).
"Tám nghề" làm khách thỏa mãn gồm: Kích cổ thôi hoa (dành cho khách nhỏ con), kim liên song tỏa (khách to béo), đại xiển kì cổ (khách nóng tính), mạn đả khinh khao (khách lãnh đạm), khẩn thuyên tam trật (khách chưa có kinh nghiệm), tả trì hữu trì (khách sành đời), tỏa tâm truy hồn (khách si tình), nhiếp thần nhiệm tỏa (khách lạnh lùng). Nữ môn sinh chỉ học cách làm gái bán hoa chứ không được học nghề trộm.
Nếu là nam thì được nhập môn với cấp "lôi". Môn sinh chỉ theo sư phụ để cảnh giới, cũng là học điều nghiên hiện trường. Đúng một năm sau, môn sinh sẽ được lên cấp "điện", được truyền dạy lý thuyết "phép" ẩn thân, độn thổ và được phép leo vô hàng rào phụ giúp khuân đồ mang ra ngoài.
Một năm sau, môn sinh mới được luyện thực hành ẩn thân và độn thổ, đồng thời học thêm "phép" bấm độn, đoán ngày xui, tháng hạn, giờ xuất hành. Thành thục phép này, có khi 2 - 3 năm, môn sinh mới được "thi" lên cấp "phong". Không vượt qua được cấp này, môn sinh sẽ bị sư phụ làm phép giải nghệ, cho đi... ăn mày.
Sau khi đạt cấp "phong", môn sinh phải thực hiện thành công đủ 99 vụ trộm mà không bị nạn nhân bắt quả tang mới được tiếp tục vượt qua một bài thi rất đơn giản để leo lên cấp "hỏa": Sư phụ bảo học trò nhập nha vào một nhà. Chờ cho học trò chui khuất vào trong, sư phụ... la làng: "Bớ làng xóm! Có ăn trộm!". Gã học trò phải tìm đủ mọi cách thoát thân an toàn. Đạt cấp "hỏa" xem như gã học trò được giữ chức "trợ lý ăn trộm" và có quyền lập bàn thờ tổ và nhận đệ tử. Gã trộm đạt cấp "hỏa" có đủ bản lĩnh xuất quỷ nhập thần, lỡ vận thất thời còn có thể làm thầy tử vi xem ngày giờ cưới gả, xuất hành, mua may bán đắt để độ nhật.
Từ cấp "hỏa" gã trộm phải tiếp tục nhập nha thành công 99 vụ để lên cấp, tuần tự theo: hỏa, sơn, thủy, thổ, mộc. Ở mỗi cấp cao hơn, đạo chích có thêm một số quyền năng nhiệm mầu hơn. Đạt cấp "mộc", gã trộm bắt đầu luyện võ thuật và có quyền xưng danh là thích khách. Phong trào Thiên Địa Hội bị phân rã, các thích khách trở thành tướng cướp. Họ tự nhận mình là "Bàng môn tả đạo" nhưng là thứ tà đạo "trượng nghĩa", chỉ trộm của người có của. Ở cấp "mộc", đạo chích còn phải làm "từ thiện" sau mỗi vụ trộm bằng cách trích một phần của trộm bỏ vào nhà người nghèo.
Khi Bạch Mi thần đến Việt Nam thì... không râu tóc như thế này (ảnh chụp trong nhà một tay trộm chuyên nghiệp ở Cờ Đỏ, Cần Thơ).
Bà Bùi Thị Ngon, 87 tuổi, cư ngụ ở phường Hiệp Ninh, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh xác nhận: Trước năm 1970, địa phương nơi bà ở có một trộm đạo thờ tổ tên Tràng, sống độc thân trong một ngôi nhà rách nát. Ông ta luôn tự hào nhận mình là ăn trộm có tổ. Làm tờ khai thẻ căn cước, ông khai nghề nghiệp rất rõ ràng: ăn trộm. Xã trưởng tên là Sùng, đến tận nhà hỏi, ông điềm nhiên trả lời: "Nghiệp tổ phải theo, không thể bỏ được".
Xã trưởng Sùng thắc mắc: "Ông ăn trộm chuyên nghiệp vậy, sao không giàu nổi?". Ông Tràng tỉnh bơ: "Đạo của tôi không cho phép để dành của ăn trộm được. Xài không hết phải cúng tổ rồi chia cho người nghèo". Ông xã thách thức: "Nếu ông cho ăn trộm là cái đạo không bỏ được vậy đêm nay ông phải ăn trộm nhà tôi. Nếu bị bắt, tôi không bỏ tù ông nhưng ông phải hứa dẹp bàn thờ tổ, bỏ nghề. Nếu tôi không bắt được ông thì tôi để cho ông hành nghề".
Đêm đó, xã trưởng Sùng cho một trung đội dân vệ đến nhà canh bắt trộm. Canh đến sáng không thấy động tĩnh gì, ông xã trưởng Sùng xách súng đến nhà Tràng toan bắt làm tờ cam đoan dẹp bàn thờ tổ. Khi bước vào nhà, xã trưởng Sùng ngơ ngác khi trông thấy cái hộp nữ trang của vợ mình đang nằm trên bàn thờ tổ ăn trộm. Sau này, Tràng bị bắn chết khi leo rào đột nhập vào một ngôi nhà nghèo xác xơ.
Ăn trộm thời nay
Chuyện ăn trộm có tổ, có ấn pháp, có môn quy gần như đã thất truyền, tuyệt tự. Tuy vậy, qua một số vụ trộm xảy ra, người ta thấy "hơi hướm" của loại đạo đi đêm vẫn còn tồn tại.
Hồi năm 1993, nhà thơ Phùng Quán có viết một hồi ký, trong đó, nhắc đến xuất xứ cặp ngà voi tại biệt thự Phan Đình Phùng của ông cậu Tố Hữu. Đó là cặp ngà voi kỷ vật 3 đời của một người dân tộc Ê Đê làng Rô tặng nhà thơ Tố Hữu vì quý trọng ông. Năm 2002, một tên trộm trẻ tuổi đã đột nhập lấy đi cặp ngà voi, bị Công an Ba Đình tóm cổ cùng tang vật.
Tên trộm ấy tên Nguyễn Tiến C., mới hơn 30 tuổi, cư ngụ Ứng Hòa, Hà Tây. Sau khi mãn hạn 36 tháng tù về vụ cặp ngà voi, C. tiếp tục rời quê ra Hà Nội hành nghề. Trong 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 9/2007, gã đã thực hiện thành công 7 vụ nhập nha trong quận Ba Đình, trong đó, 4 vụ đột nhập trụ sở Bộ Tư pháp, 2 vụ đột nhập Văn phòng Tổng Công ty Vinacafe, 1 vụ đột nhập Cục Bưu điện Trung ương, tổng "thu nhập" lên đến hơn nửa tỉ đồng.
Lần đột nhập Bộ Tư pháp, khi trở ra gặp trận mưa to, gã quay trở vào nằm dưới mái hiên ngâm thơ chờ trời tạnh mới biến. Đột nhập Công ty Vinacafe, khi hốt được mấy cái laptop thì trời đã sáng, gã chui vô công trường xây dựng gần đó ngủ ngon lành chờ đến trưa vắng người mới rút êm mặc cho bên kia mọi người nháo nhào báo công an khám xét. Ở Hà Tây, gã xây một ngôi nhà to vật vã. Sau mỗi phi vụ, gã lại thuê taxi về quê cúng tổ và nghỉ dưỡng sức. Tuy cao tay nhưng cuối cùng gã cũng bị công an bắt giữ.
Ở làng Át, xã Minh Xuân, Lục Yên, Yên Bái có gia đình họ Vương cũng thuộc hàng "phong" trong đẳng cấp đạo chích. Ông Vương Văn Y., gần 60 tuổi, có 6 người con trai, tất cả đều được ông truyền thụ “kỹ năng” ăn trộm. Người con lớn nhất hơn 40 tuổi và nhỏ nhất hơn 30 tuổi đều đạt đẳng cấp "điện".
Điều đáng nguy là đám con của ông Y. không theo nguyên mẫu đạo trộm mà "nâng cấp" lên thành trộm có hung khí. Hai đứa con lớn là Th. và T. đều đã từng ngồi tù nhiều lần. Ngay khi còn trong tù, Th. đã chuẩn bị kế hoạch "xuất quân". Trong đám em của Th. có H. và Ch. hung hãn đao búa. Năm 2006, Công an huyện Lục Yên đã mai phục tóm gọn khi chúng đang "độn thổ" ở Hà Giang.
Thời nay, bọn trộm không thờ Bạch Mi Lão Thần mà chỉ "thờ"... tiền. Chúng hành nghề mà không tuân theo bất cứ loại quy tắc, bài bản nào cả. Một gã trộm ở quận 10, TP HCM hốt đồ đạc có giá trị xong, thấy chiếc điện thoại di động trên đầu tủ bèn bỏ túi luôn. Sáng sớm, chủ nhà điện vào số máy của mình với hy vọng mong manh. Gã trộm bắt máy. Chủ nhà năn nỉ: "Chú cho anh chuộc lại cái điện thoại 10 triệu, còn tài sản chú lấy trộm, anh cho chú hết". Gã trộm tham lam đồng ý ngay và bị công an tóm gọn khi vừa lò dò đem điện thoại đến đổi tiền chuộc!
"Ma nhớt" ở Long An cũng tạo nên "sóng gió" một thời, không những trộm tài sản mà còn trộm... tình. Gã này, khi hành sự chỉ mặc độc chiếc quần lót và thoa nhớt khắp người. Nhớt trơn trợt giúp gã dễ dàng vùng thoát. Để bắt được gã, lực lượng công an, dân phòng địa phương phải thủ sẵn giẻ lau nhà mới tóm được sau hàng tháng trời phục kích.
Ông Ba D. ở Trảng Bàng (Tây Ninh) thì có cách bẫy trộm rất dân gian. Trước khi ngủ, ông đặt bẫy: hàng chục thau nhôm đựng bột màu pha với vôi để quét tường đặt trên các thanh đà, mỗi thau buộc một sợi nilon thả giăng chằng chịt dưới nền nhà. Sau hàng tháng giăng bẫy, cuối cùng gã trộm cũng mò đến, vướng dây bị mấy thau bột ụp xuống đầu. Chủ nhà không vội vã đuổi theo mà đủng đỉnh đến tận nhà gã trộm bắt giữ khi thân hình gã còn lấm lem màu bột.
Mới đây, ở phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TP HCM xảy ra vụ vây bắt một tên trộm thật... vui. Một gã trộm chưa kịp khoắng đồ đã... ngủ quên trên sân thượng. Chủ nhà phát hiện tri hô. Bị bao vây, tên trộm cố thủ trên sân thượng và đe dọa nhảy lầu tự tử. Công an phải ra sức thuyết phục và nhờ người mua bánh mỳ, nước uống chuyển lên cho tên trộm. Cù nhằng đến trưa nắng gắt, chịu hết nổi, tên trộm mới chịu mò xuống đất chịu bị bắt.
Dù rất bảo thủ nhưng hiện nay tay trộm có thờ tổ ở quận Cờ Đỏ, TP Cần Thơ cũng đã dẹp bàn thờ tổ, bỏ nghề. Trung úy N. cho biết bí quyết: "Sau này phát hiện ra ổng có thờ tổ, tôi phân tích cho ổng thấy cái vị tổ nghiệp của ổng chỉ là một truyền thuyết Trung Hoa xa xưa, mắc gì thờ? Nghe có lý, ổng bỏ bàn thờ tổ. Thế là dứt căn cái nghề ăn trộm mấy chục năm".
Theo Nông Huyền Sơn

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

Tuổi học trò

Hè về. Lòng chợt thấy bâng khuâng. Hoa phượng nở đỏ trời. Đám học trò vội ghi cho nhau vài dòng lưu bút. Vài đứa tập trung vào các cuộc thi. Vài đứa cũng mang hoài vọng thành công, đỗ đạt. Tuổi trẻ qua thật mau nhưng ai cũng nên dành cho nhau những tình cảm thơ ngây cho đến cuối đời
Đường luật:
XÁC BƯỚM bay bay chiều cuối xuân
PHONG LAN khép nép thoáng bâng khuâng
PHƯỢNG HỒNG quấn quýt chen vài lá
GIẤY ĐỎ ngẩn ngơ chép mấy vần
NGUYỆT QUẾ ước ao tròn đạo lý
TRẠNG NGUYÊN khắc khoải vẹn hồng ân
TẦM XUÂN hối tiếc thời hoa mộng
THIÊN LÝ trọn đời sống nghĩa nhân

Luc bát:
Cuối xuân XÁC BƯỚM bay đầy
PHONG LAN khép nép, thơ ngây, thẫn thờ.
PHƯỢNG HỒNG hoa kín cành trơ
GIẤY ĐỎ lưu bút ngẩn ngơ mấy dòng
Đâu vòng NGUYỆT QUẾ ước mong?
TRẠNG NGUYÊN bái tổ thoả lòng tri ân?
TẦM XUÂN hoang phí tuổi xuân
Trăm năm THIÊN LÝ nghĩa nhân vẹn gìn

Từ Nhân Dân

Tình xa

Tình xa

Cách chia, lòng ngỡ tro tàn
Dáng quen xưa, bỗng về ngang!... Rối bòng
Chông chênh như giữa tầng không...
Chơi vơi hụt hẫng rơi dòng thác sâu...
Thương ngày nao? Nhớ gì nhau?
Mối nhân duyên cũ, bạc đầu khó phai.

Từ Nhân Dân

Tự trào II

Nhà tớ cử nhân, tiến sĩ...đầy
Bà con lé mắt bảo mình hay
Trường to khệnh khạng em dong bước
Viện lớn nghênh ngang anh múa may
"Rửa" chức, xây nhà... lo mượn nợ
Tân gia, cưới vợ... chạy tiền vay
Hư danh đeo đuổi giờ tay trắng
Bằng cấp ích chi mấy sấp dày???

Từ Nhân Dân

Gạo nhân điện- Những điều đáng bàn

Những điều lợi từ cây luá nhân điện qua thông tin của bài báo thật sự có một hấp lực cho nông dân và người tiêu dùng: Tiết kiệm chi phí sản xuất cho phân và thuốc trừ sâu; chất lượng gạo trắng, bóng, thơm, ít dính, không thiu; mang tính thuyết phục xã hội : cải tạo môi trường- môi sinh, làm ra thực phẩm sạch. Nhưng có thực sự thuyết phục được không?
Đầu tiên, chỉ nhìn ruộng lúa vài ba lần/tuần, lần 30 giây đến 1 phút, thời gian còn lại không phải chăm sóc? Không cần nhổ cỏ, không cần bơm nước? Cứ cho là có sự tồn tại của nhân điện và vai trò nhân điện ở đây là dinh dưỡng, là sức đề kháng, vậy "liều lượng nhân điện" là bao nhiêu cho mỗi đơn vị diện tích? Đem nhân điện tác động lên cây lúa, nhân điện tác động theo kiểu nào? "Công lực" (nếu có) của mỗi người mỗi khác, làm sao đánh giá được người đó có thực hiện được hay không? Hay ai cũng có thể học xong hành nghề được? Thật mơ hồ, từ cơ chế tác động đến cách đánh giá về nhân điện trên lúa.
Nhân điện có tác động tốt như vậy tại sao vẫn phải cần 3 yếu tố: Đất, con người, giống. Thực tế có khác gì kinh nghiệm đúc kết từ ngàn năm của những người nông dân: "Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống"? Rõ ràng yếu tố "đất" đã bao gồm "nước" và "phân"; "cần" ở đây là "con người". Nếu có đủ các yếu tố đó thêm một chút biện pháp kỹ thuật thì đủ để lúa tốt rồi. Nhân điện là thừa.
Các thang đánh giá: độ phì nhiêu, chỉ tiêu dung tích hấp thu, so sánh cân thử 1000 hạt... là theo tiêu chuẩn nào? Thế giới đánh giá ra sao? Họ đánh giá các chỉ số gì? Các đặc điểm được đưa ra so sánh: để lâu thiu, ít bị chuột phá, màu sáng hơn do không bị bọ xít... căn cứ vào đâu, so với chuẩn mực nào? Chưa kể "tỷ lệ gạo nhân điện sau xay xát cao hơn lúa thường" là tỷ lệ gì? Cao hơn nhờ cái gì? Cái đó có lợi gì? Phải thật thận trọng, khách quan và khoa học.
Một vấn đề khác, lúa nhân điện tiết kiệm chi phí sản xuất tại sao giá bán lại quá cao? Có phải do cầu vượt cung? Cầu vượt cung do nguyên nhân gì? Do chất lượng gạo, sản lượng chưa nhiều hay do điều gì khác? Có phải do người ta đang biến một "nhu cầu tiềm ẩn" thành một ""nhu cầu thật sự" về gạo nhân điện bằng cách nói quá sự thật về chất lượng cuả gạo nhân điện (cũng không loại trừ việc vận dụng các yếu tố mê tín)? Làm sao phân biệt gạo "made in nhân điện" hay gạo thường?
Khi lúa nhân điện được công nhận, chắc chắn sẽ có những "nhà nhân điện" hành nghề dạo, làm sao biết giả - chân? Đây cũng là một vấn đề để các nhà quản lý thị trường, công an kinh tế quan tâm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phương thức canh tác của cả nền nông nghiệp khi người người nhân điện, cây con giống đều nhân điện...

Từ Nhân Dân
(Lai Vung, Đồng Tháp)






http://www5.ttvnol.com/f_528/866634.ttvn?v=38nl2h7w8qzqdhr1ykda

VỀ 10 ĐẶC TÍNH CỦA NGƯỚI VIỆT NAM


Đánh giá của Viện Xã hội học Hoa Kỳ (tháng 11, 2007)

1. Cần cù lao động để thỏa mãn nhu cầu bản năng.
2. Thông minh sáng tạo nhưng thiếu tư duy chủ động
3. Khéo léo nhưng không duy trì đến cùng, ít theo đuổi để đạt mục đích.
4. Vừa thực tế- vừa mơ mộng, không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5. Ham học hỏi, tiếp thu nhanh nhưng học không đến nơi đến chốn nên kiến thức không tổng kết thành hệ thống được. Học không phải vì mục đích tự thân.
6. Sởi lởi, hiếu khách nhưng không bền.
7. Tíêt kiệm nhưng nhiều khi hoang phí vào mục tiêu vô bổ
8. Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái song chỉ xuất hiện trong hoàn cảnh khó khăn, bình thường trong cuộc sống ít thấy xuất hiện.
9. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn nhưng nhiều khi hiếu chiến vì những lý do tự ái vặt, đánh mất đại cuộc.
10. Thích tụ tập nhưng không có tính liên kết tạo nên sức mạnh

Giao thông

Đường xá Sài Gòn thấy thảm thương
Cuốc đào, cắt, xẻ nát như tương
Lắc nhồi ngang dọc, ê xương sống
Dằn xóc xuống lên, nhói mạn sườn
Lỗ cống lọt ngay, vỡ hộp sọ
Ổ gà lách né, gãy vài xương
(Nắng bụi: Viêm xoang đau hết thuốc
Mưa lầy: ghẻ lở ngứa vô phương)
Đài kêu, báo viết... không lay chuyển
Ao ước nhà "quan" ở cuối đường!!!

Từ Nhân Dân

Bác Thứ

Lưu lại mấy dòng thơ của một người bác đáng kính

CHÚC MỪNG TÂN HÔN

Danh phận rơ ràng- dệt mộng hoa
Đoàn- Lê hòa tấu điệu tình ca
Trưởng nam- Út nư tình thâm thúy
Đồng Tháp- Vinh Long nghia đậm đà
Nam luyện trí tài vinh thế tộc
Nư bồi học vấn rạng danh gia
Đường vui hạnh phúc dìu tay bước
Hương lửa trăm năm mai mặn mà

Trần Văn Thứ
(17-01-Kỷ Sửu)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Về đồng ăn cua.

Rồi có một buổi chiều dong xe lang thang trên phố, trong cái ồn ào náo nhiệt giữa chốn đô thành, bất chợt khứu giác bắt gặp trong gió mùi thơm phưng phức của món bún riêu cua đồng bên hè phố. Ôi cái tô bún riêu cua nóng hổi, có mùi hành phi, mùi mắm tôm, dọn kèm rau muống chẻ, bắp chuối bào, giá, quế, ngò gai, chanh ớt tươi cắt lát, kèm theo là miếng chả cá chiên và huyết heo luộc cắt miếng nhỏ... càng làm cho đầu óc, hay chính xác hơn là bao tử, của những kẻ xa quê nhớ quay nhớ quắt về những vùng quê - nơi có những địa danh ghi trong giấy khai sinh nghe xa lơ, xa lắc; nơi có khi cả năm trời mới có dịp quay về vào những dịp tết hoặc giỗ ông bà. Miền quê xa xăm ấy, nơi những cánh đồng không mông quạnh với con cua, con ốc đã trở thành những sản vật trời ban cho những cánh đồng làng. Trong những ngày giáp hạt, mưa gió bão bùng, tứ bề dậy nước thì những món ăn từ con cua, con ốc là cứu cánh cho bao người dân nghèo, chất phác.


Ở quê tôi, cặp con đường Tỉnh lộ 904, có một vùng quê nghe tên rất đỗi thân tình - xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Khoảng vài năm nay, ở đây đã hình thành cái “chợ” chuyên thu mua cua đồng để cung cấp trong và ngoài tỉnh. Nói là chợ nhưng thật ra ở đây chỉ là điểm tập kết thu mua cua của vài ba hộ gia đình, lâu dần trở thành điểm thu mua cua đồng của nhiều tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Người thu mua được gắn với tên con cua như Ba cua, Minh cua... mỗi ngày “chợ cua” ở đây cung cấp vài tấn cua cho các chợ đầu mối.

Vào các buổi chiều, khi mặt trời sắp lặn, “khu chợ” nhỏ bắt đầu đi vào hoạt động. Trong cái mùi khăng khẳng đặc trưng của thịt cua đồng, bắt đầu xuất hiện những người đến “chợ” bán cua, người ít thì xách bọc nylon chừng vài ký, người nhiều thì chở bằng xe môtô vài bao tải. Để kịp chuyến hàng, có nơi chủ phải thuê người phân loại. Cua loại lớn, dân quê thường gọi là cua “kình càng” thì bẻ lấy càng, cua trung và cua nhỏ để riêng. Hiện giá cua đồng thu vô khoảng 20.000 đồng/ký. Cua rộ nhất là khoảng tháng 6 đến tháng 10. Lúc ấy, nhiều nơi ngoài đồng lúa còn chưa thu hoạch nên cua càng chắc, thịt nhiều. Tuy vậy, mùa cua đồng còn phụ thuộc vào con nước lên xuống và cả mùa trăng.

Sau khi được chọn lọc, đưa về thành phố, từ đây con cua “tám cẳng, hai càng” đã có dịp bò ngang, bò dọc khắp các chợ, được những bàn tay khéo léo của các bà nội trợ, các đầu bếp biến thành những món ăn hấp dẫn như bún riêu cua, cua rang me, cua rang muối, cua hấp bia, súp cua đồng, lẩu cua đồng. Đặc biệt, càng cua đồng loại lớn rang muối hoặc hấp sả đã trở thành một món đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng. Về mặt thuốc, trong “Nam dược thần hiệu” đã nêu: Điền giải là tên thuốc của con cua đồng, có vị mặn, mùi tanh, tính hàn, hơi độc, có tác dụng liền gân, nối xương, trị nhiệt tà, ngộ độc, máu kết cục, lở ghẻ...

Trong nền kinh tế thị trường, con cua đã từ đồng bò lên phố, nhưng có điều chắc chắn rằng những người làm cái nghề mò cua, bắt ốc ở quê tôi không bao giờ khá, giàu lên được. Bởi nguồn cua tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt, có khi lặn hụp cả ngày trời mà chẳng bắt được bao nhiêu. Trong khi đó, giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu như gạo, đường bột ngọt, nước mắm đều rục rịch tăng... Để có nguồn cua cung ứng cho thị trường, nhiều người dân ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang đã tính đến việc nuôi cua đồng trong ao ruộng. Biết đến bao giờ con cua đồng quê tôi mới có thể giúp đổi thay những mảnh đời khốn khó.

Món cua đồng ngày nay có lẽ để cho những người nơi phố thị sau khi đã ngán ngẩm những món đặc sản trên rừng, dưới biển lại quay về món dân dã, chân quê nhưng không kém phần bổ dưỡng. Chiều nay bưng bát bún riêu cua thơm phức, bốc khói mà thấy dường như trong đó có bóng dáng của những người thân yêu đang vất vả trên đồng.

Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.

Long Vĩnh

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

HỌC LẠC, NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG ĐẤT NAM BỘ


HỌC LẠC, NHÀ THƠ TRÀO PHÚNG ĐẤT NAM BỘ

Nếu nhắc đến những nhà thơ trào phúng trứ danh phương Bắc như Tú Xương, Yên Đổ… thì Học Lạc chính là nhà thơ trào phúng cùng thời, nổi tiếng ở vùng đất phương Nam. Dù tác phẩm của Học Lạc để lại không nhiều, nhưng tên tuổi của ông luôn gắn liền với những dòng thơ châm biếm bọn cường hào, đả kích hội tề, lên án những kẻ làm tay sai cho giặc… Thơ của Học Lạc thường gắn bó mật thiết với tình hình xã hội trong thời kỳ đầu thế kỷ XIX, thời kỳ mà đất nước đang bị nạn ngoại xâm, trước sự bất lực và suy đốn của triều đình nhà Nguyễn. Hiện nay ở thành phố HCM và thành phố Mỹ Tho đều có đường phố mang tên ông.
I - Con đường khoa bảng thất bại
Học Lạc tên thật là Nguyễn Văn Lạc, bút hiệu Sầm Giang. Ông sinh năm Nhâm Dần (1842), tại làng Mỹ Chánh - tỉnh Mỹ Tho, sau là tỉnh Định Tường (nay thuộc xã Tân Mỹ Chánh – Thành phố Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang). Dù sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng do học giỏi nên ông Nguyễn Văn Lạc được tuyển vào ngạch học sinh. Ngạch học sinh (như một hình thức học bổng ngày nay) của triều đình nhà Nguyễn đặt ra để khuyến khích học tập. Những ai trúng tuyển đều được vào học ở trường quan Đốc học. Chính điều đó, bạn bè thường gọi Nguyễn Văn Lạc là học sinh Lạc. Dần dần về sau, mọi người bỏ chữ "sinh",  gọi ông là Học Lạc và tên tuổi ấy được lưu truyền mãi về sau.
Học Lạc có tài làm thơ Nôm rất giỏi, có tài xuất khẩu thành thơ. Ông là bạn học cùng với Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), Bùi Hữu Nghĩa, Phan Hiển Đạo.Theo như lời truyền miệng của những người trong làng thuộc vùng đất Thuộc Nhiêu, Học Lạc là một người nhỏ nhắn, trắng trẻo. Đặc biệt giọng nói của ông lúc nào cũng sang sảng như chuông đổ. Ngay thẳng và khí phách, đó đặc điểm nổi bật nhất ở tính tình Học Lạc.  Về sau cũng vì tính cách này, Học Lạc luôn rước họa vào thân. Mặt khác, bọn cường hào thời ấy ít khi để những người tài trí như ông yên thân an phận. Học Lạc luôn gây cho họ sự khó chịu bằng tài năng và trí tuệ của mình. Bởi Học Lạc không những là người có học vấn uyên thâm… ông còn giỏi cả về y thuật, địa lý và cả thuật chiêm tinh xem tướng. Nhờ vào tính cách cứng cỏi, tấm lòng trong sạch nên văn thơ của Học Lạc được người đời lưu truyền mãi về sau.
Học Lạc sinh ra trong thời kỳ đất nước vừa thoát khỏi các cuộc nội chiến kéo dài suốt 25 năm giữa nghĩa quân Tây Sơn và nhà Nguyễn. Công việc triều chính luôn phải chỉnh đốn cho đến đời Minh Mạng mới vào kỷ cương. Song chẳng bao lâu, là các công thần khai quốc bị bạc đãi, do sự nhũng nhiễu của đám nịnh thần nên lòng dân không phục triều đình. Các cựu thần của nhà Lê, các sĩ phu Bắc Hà đều muốn khôi phục lại nhà Lê. Cho nên, giặc giã trong nước nổi lên khắp nơi. Không những vậy, phía Tây, phía Nam đất nước ta thời ấy luôn bị quân Xiêm, quân Lào quấy rối. Ở Nam bộ, thuộc hạ của Tả quân Lê Văn Duyệt, Tổng trấn Gia Định Lê Văn Khôi, nổi lên đánh chiếm thành trì, bắt và giết các quan triều đình cử vào thay nhiệm kỳ. Ngồi Bắc, dân chúng nổi loạn ở các vùng Nam Định, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên… Dù ở miền Nam không xảy ra biến loạn như ở miền Trung, miền Bắc nhưng đời sống người dân vẫn không được an tồn. Năm 1861, ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa (Đồng Nai), Gia Định (TP HCM), Định Tường (Tiền Giang) đã rơi vào tay Pháp. Năm 1863, triều đình nhà Nguyễn cử Phan Thanh Giản sang Pháp xin chuộc lại ba tỉnh này nhưng không thành. Đến năm 1867, quân Pháp lại chiếm thêm ba tỉnh miền Tây là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Chính vì điều này, Phan Thanh Giản đã uống rượu độc tự vẫn. Quân Pháp đã đánh tan các đạo quân của triều đình nhà Nguyễn, nhưng chúng không thể dập tắt ngọn lửa căm thù và ý chí chống giặc ngoại xâm của nhân dân miền Nam dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Trương Công Định ở Gò Công; Thủ khoa Huân ở Mỹ Tho; Nguyễn Trung Trực ở Long An; Đỗ Trình Thoại, Võ Duy Dương, Hương Quản Hớn, Lê Công Kiều ở vùng Đồng Tháp Mười… Học Lạc chính là sĩ phu sống trong hồn cảnh rối ren ấy. Thuở thiếu thời, ông đã được hưởng chế độ giáo dục của triều đình nhà Nguyễn, một chế độ khuyến khích người tài tham gia thi cử. Thế nhưng, Học Lạc thi mãi không đỗ. Trước tình hình như vậy, Học Lạc đành gác lại chuyện thi cử. Các nho sĩ cùng thời với ông mỗi người hành động một cách, người thì đứng lên chống giặc Pháp như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… Người thì đầu hàng, cam tâm làm nô lệ như Tôn Thọ Tường… Số khác lại lẩn tránh tranh đấu, chọn lối sống ẩn dật như Nhiêu Tâm. Đặc biệt trong đó có nhà thơ Học Lạc, ông đã chọn cuộc sống giống như Nhiêu tâm nhưng khí phách hơn.
Khi giặc Pháp chiếm Định Tường, Học Lạc rời quê ở làng Mỹ Chánh về chợ Thuộc Nhiêu (thuộc Tiền Giang ngày nay) để dạy học và làm thuốc. Ông tưởng như vậy đã tìm được nơi trú ẩn bình yên. Nào ngờ, Học Lạc còn bất mãn hơn trước. Những cảnh hà hiếp, những bất công do bọn cường hào trong làng, trong xã gây ra luôn làm ông bất bình.
Chuyện kể rằng, ngày xưa trong dân gian Nam bộ thường có tục cúng xôi. Hàng năm, đến ngày kỳ yên, các chức sắc trong làng mỗi người phải mang đến đình làng một mâm xôi để tế thần. Tập tục này ngày nay một số vùng nông thôn ở Nam bộ vẫn còn giữ. Học Lạc từng nằm trong ngạch học sinh của triều đình nhà Nguyễn trước đó. Cho nên đối với làng, ông cũng là một chức sắc. Vì vậy, ông phải tuân theo lệ làng. Năm đó, Học Lạc cũng đội mâm xôi đến đình làmg cúng như mọi năm. Nhưng mâm xôi của Học Lạc đem ra đình cúng thần linh chỉ ghi hai chữ Thằng Lạc thay vì phải ghi chức sắc và họ tên. Khổ nỗi, trong làng lại có nhiều người vai trên chức trước, họ đã lấy cớ đó quở trách Học Lạc. Họ ghép tội Học Lạc xấc xược, dám giễu cợt thánh thần, khinh khi hương chức. Vì vậy xong lễ kỳ yên, làng bắt Học Lạc phải xin lỗi các hương chức. Lúc ra về, ông liền làm bài thơ theo thể vần trắc và ngâm ngay bài thơ ấy cho một vài người trong làng nghe: 
      
  • Tạ hương Đảng
Vành mâm xôi đề tên "Thằng Lạc"
Nghĩ mình ti tiện không đài các
Văn chương chẳng phải bợm mèo quào
Danh lợi không ra cái cóc rác,
Bởi thế bơ thờ thẹn núi sông
Dám đâu lúc láo ngạo cô bác,
Việc này dẫu có thấu lòng chăng,
Trong có ông thần, ngồi cặp hạc.

Bài thơ này ngày nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian. Nhắc đến Học Lạc, người đời thường nhắc cả bài thơ này và ý nghĩa của nó. Nhưng trước sự quở phạt của các hương chức, Học Lạc nghĩ mình chẳng có lỗi gì cả. Bởi, ông luôn xếp mình vào hàng dân dã, trên mâm xôi cúng thần không xưng danh tánh như vậy thì xử thế nào? Thần linh nào lại quở trách người ngay thẳng, trung thực. Có chăng chỉ là những kẻ nịnh thần thích dựa vào thế giới linh thiêng để sinh sự và ức hiếp ông.
Dù không đỗ đạt, nhưng với danh vị "sinh viên" do triều đình nhà Nguyễn phong tặng, xem ra Học Lạc cũng khá oai, một chức sắc ngang hàng với xã trưởng ở miền Nam và lý trưởng miền Bắc thời ấy. Nếu là người khác, Học Lạc có thể dựa địa vị này để tìm một vị thế trong làng cũng chẳng thua ai. Trong khi đó, Học Lạc lại luôn thể hiện tính cách của một nhà Nho khí khái, trực tính. Vì vậy, các hương chức trong làng rất ốn ghét Học Lạc, nhưng không biết làm thế nào để hãm hại. Thời ấy, cùng làng với Học Lạc có ông Nhiêu Dự cũng là một nhà Nho. Nhưng so với Học Lạc, ông này kém hơn rất nhiều về tài và đức. Ông ta cố giành giật được chiếc ghế hương chức. Học Lạc và hương chức Nhiêu Dự rất ghét nhau, luôn chống đối nhau. Một hôm, người nhà của một bệnh nhân đến rước Học Lạc về bắt mạch (khám bệnh). Trên đường đi, Học Lạc phải dừng lại can ngăn đám trẻ đang xúm lại đánh một người Trung Hoa có tuổi để giật tiền. Bất thình lình, các hương chức trong làng xuất hiện, họ bắt tất cả mọi người vào nhà việc đóng trăng. Học Lạc bị bắt đóng trăng giữa đình làng. Được dịp, bọn hương chức có một trận cười hả hê. Học Lạc lại dửng dưng, ung dung đến độ bọn quan lại ấy phải bất ngờ. Đang lúc chịu phạt, Học Lạc nhìn sang người ngồi bên cạnh (người Trung Hoa) mỉm cười. Người này cũng chịu hình phạt giống Học Lạc, nhưng khuôn mặt lại rất buồn bã và lo âu. Học Lạc liền "xuất khẩu" ngay bài thơ Ngồi trăng và ngâm tặng cho người xa lạ kia như để xoa dịu mọi ưu phiền:

  • Ngồi trăn
Hóa ở An Nam, lứ khách trú
Trăng trói lăng xăng nhau một lũ
Ngồi mặt ngỡ ngàng bạn Bắc, Nam
Trong tai,  cắc cớ xui đồn tụ.
Bợm làng chẳng vị sĩ năm kinh
Ông Bổn không thương người bảy phủ.
Phạt tạ xong rồi trở lại nhà,
Hóa thời hốt thuốc, lứ bông vụ

Ngày nay, người đời sau không biết nhiều về cuộc đời riêng của nhà thơ Học Lạc. Trải qua chiến tranh, tư liệu viết về ông bị thất lạc. Một mặt thời ấy do thiếu phương tiện phổ biến, một mặt đời con cháu ông không chú trọng gìn giữ. Nhưng người đời vẫn truyền tụng mãi tính nết và sự tảo tần về người vợ tài sắc của Học Lạc, đó là nữ thi sĩ Bảy Khánh. Bà không những đảm đương lo trong lo ngồi cuộc sống cho Học Lạc trong những ngày rơi vào hồn cảnh sống dở chết dở mà còn là niềm an ủi và nguồn hạnh phúc lớn nhất của ông. Đối với ông, bà Bảy Khánh chính là người luôn chia sẻ mọi niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời của Học Lạc. Một đời trọn vẹn cho sự nghiệp thi phú, trong đó phải kể đến tình yêu của Học Lạc dành cho vợ. Khi Học Lạc từ giã cõi đời, nữ sĩ Bảy Khánh có làm một bài thơ khóc chồng. 
     
  • Chiếc bánh lỡ
Đùng đùng sóng gió kéo nương hơi
Chiếc bách lênh đênh mới nửa vời
Lố xố hoa thêu khoan lại khúc
Lao xao gấm vẽ nhặt rồi lơi
Mảnh buồn lửng thửng trôi trên nước
Bánh nguyệt chơi vơi đứng giữa trời
Chèo hạnh so le ngơi mái nhịp
Thuyền tình thong thả, dễ buôn khơi
II - Những vần thơ trào phúng...
Học Lạc không thành công về khoa bảng, nhưng phải thừa nhận ông vang bóng một thời về văn chương thi phú. Xét về mặt thi phú, thơ của Học Lạc lại không mang tính chiến đấu như thơ của các nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị… Nếu Nguyễn Đình Chiểu cổ động tinh thần chiến đấu và khích lệ lòng yêu nước của nhân dân Nam bộ, Phan Văn Trị lại cương quyết vạch trần những kẻ theo giặc sát hại dân tộc, bán rẻ non sông cho giặc Pháp thì Học Lạc lại chú ý và vạch ra những cái gọi là rởm đời, những thói hư tật xấu của bọn cường hào thôn xóm làng xã.
Dù không được ghi chép và lưu giữ, nhưng những bài thơ mang tính châm biếm, đả kích bao giờ cũng được người đời truyền miệng. Sự truyền miệng ấy, nhiều khi sai lạc đôi chút, gây trái ý trái nghĩa với tác giả, nhưng vẫn phản ánh được một phần đời sống xã hội lúc ấy. Phải thừa nhận rằng, những vần thơ của ông đã góp phần đấu tranh cho cuộc sống cơ cực của người dân nông thôn thời ấy. Chính điều đó, thơ của Học Lạc và tên tuổi của ông vẫn sống mãi với thời gian, đặc biệt là cuộc sống nông thôn.
Rất nhiều nhà thơ đã khai thác hình ảnh con trâu bên luống cày, trên đồng ruộng trong quá trình lao động. Nhưng với Học Lạc lại khác, hình ảnh con trâu xuất hiện trong thơ ông lại mang một ý nghĩa khác, chính là bọn cường hào, hội tề.  
                      
  • Con trâu
Mài sừng cho lắm cũng là trâu
Ngẫm lại mà xem thật lớn đầu
Trong bụng tham lam ba lá sách
Ngồi cằm lém đém một chòm râu
Mắc mưu đốt đít tơi bời chạy,
Làm lễ bôi chuông nhớt nhác sầu,
Nghé ngọ già đời quen nghé ngọ
Năm giây đàn gẩy biết chi đâu.

Đây là một bài thơ trào phúng khá độc đáo và sâu xa. Học Lạc đã mượn hình ảnh con trâu để nói về bọn cường hào hương chức. Bởi thơ trào phúng là một trong những thể loại văn học đã góp phần rất mạnh mẽ trong việc chống đối và đả kích bọn cường quyền áp bức.
Con trâu rồi lại đến Con tôm, Học Lạc lại ám chỉ những nhân vật quan làng, quan xã ở một khía cạnh khác, cường điệu nhưng xác thực. 
     
  • Con tôm
Chẳng phải vương công chẳng phải hầu,
Học đòi đai kiếm lại mang râu
Khoe khoang mắt đỏ trong dòng bích
Chẳng biết mình va cứt lộn đầu

Bài thơ này xuất hiện hàng thế kỷ nhưng người đọc lại thấy rất mới ở phong cách, cấu tứ và ngôn từ. Dù bài thơ dè bỉu và chê bai bọn hội tề thời phong kiến nhưng thế hệ người đọc ngày nay vẫn hình dung và nhìn thấy đâu đó những kẻ khốc lác, kém tài năng thường hay hợm mình trong thơ của Học Lạc. Con tôm mắt đỏ bơi lội giữa dòng sông mênh mông xanh biếc, đôi càng và bộ râu oai phong nhưng không biết trên đầu mình chứa tồn chất bã. Có thể nói, câu thơ cuối là thể hiện đặc sắc nhất. Vì tác giả đã phơi bày "trí tuệ" của những kẻ hám danh hám tài, dựa quyền ỷ thế hà hiếp dân lành. Những người bất tài nhưng lại giữ quyền cao chức trọng.
Một lần từ Thuộc Nhiêu – Tiền Giang lên Sài Gòn, Học Lạc tình cờ gặp đám tang của Đốc phủ sứ Huỳnh Công Tấn. Ông dừng lại quan sát và chợt nhớ đến anh hùng Trương Định. Bởi Đốc phủ sứ Huỳnh Công Tấn trước đó chính là thuộc hạ của Trương Định, nhưng sau phản bội Trương Định và dẫn đường cho quân Pháp đánh lại Trương Định ở Gò Công vào năm 1864. Cho nên nhìn đám tang của Huỳnh Công Tấn có đông đảo quan Tây và tay sai đưa tiễn, Học Lạc đã xuất khẩu thành thơ                                        
  • Chó chết trôi
Sống thì bắt thỏ, thỏ kêu rêu
Thác thả dòng sông xác nổi phều
Vằn vện xác còn phơi lững đững
Thúi tha danh hãy nổi lều bều
Tới lui bịn rịn bầy tôm tép,
Đưa đón lao xao lũ quạ diều.
Một trận gió dồn cùng sóng dập,
Tan tành xương thịt biết bao nhiêu!

 Đọc xong bài thơ châm biếm, người đọc phải công nhận rằng, Học Lạc quả là một tài năng thiên phú. Nhìn cảnh đời trái ngang, thương tâm, Học Lạc có thể cho ra đời ngay bài thơ đặc sắc như vậy. Về nội dung lẫn kết cấu, bài thơ đã khắc họa khá đậm nét về thân thế và số phận của một kẻ biến mình thành tên phản phúc, tay sai giặc. Cho dù sống có “vinh quang” mấy, nhưng một khi đã biến mình thành tội ác, khi thác đi vẫn là tội ác. Tiếng nhơ lúc sống làm sao, lúc chết cũng mãi mãi mang theo tiếng nhơ ấy.
Không chỉ dùng lời lẽ châm chọc để đả kích bọn bất tài, khi dời nhà từ làng Mỹ Chánh (nay thuộc xã Tân Mỹ Chánh – thành phố Mỹ Tho) về làng Thuộc Nhiêu (nay thuộc huyện Cai Lậy – tỉnh Tiền Giang), Học Lạc luôn cay đắng trước hồn cảnh của xã hội. Bởi ông nhìn đâu cũng thấy bóng quân thù, giặc ngoại xâm. Giặc giã ở đây còn là nạn áp bức bóc lột, hình ảnh của bọn cường hào.                 
  • Tức cảnh ban chiều
Ngó ra ngồi ngõ gió hiu hiu,
Xem thấy cảnh trời, trời đã chiều
Ham hở trẻ con đua múa hát
Đứa thì làm tướng đứa làm yêu.

 Những câu thơ đầu chỉ là cảnh trời chiều, nhưng đến đoạn cuối thì ý đồ của tác giả đã khác. Ông đã mượn hình ảnh của trẻ con để ám chỉ và mỉa mai những kẻ lợi dụng thời cuộc ra tay áp bức dân lành trong thời kỳ giặc Pháp xâm chiếm nước ta.
Trong khi đó, những người anh hùng gan dạ khác lại hiên ngang, dũng cảm đứng lên chống giặc ngoại xâm.     
                
  • Thuộc Nhiêu tức cảnh
Đất linh bồi đắp cuộc Ba Giòng,
Cảnh Thuộc Nhiêu nhiều khách ngộp trông
Đường thẳng ngựa biêu chân ngán bước,
Rạch cùn cá lội mến quên sông.
Tướng văn giỏi kẻ thêu rồng cọp
Miễu võ thờ tay chí bá tòng
Cứng cát thú quê vui tục cũ,
Thềm dâu ruộng lúa dễ cho không.

 Bài thơ này ra đời trong lúc Học Lạc sống ở Thuộc Nhiêu dạy học và làm thuốc. Bài thơ còn ca ngợi tinh thần yêu nước của Nguyễn Hữu Huân. Vì thời điểm Học Lạc ẩn mình ở chốn thôn quê, sống cuộc đời lặng thầm cũng là lúc Nguyễn Hữu Huân trỗi dậy đánh thực dân Pháp. Bài thơ ý nói những người có học gặp lúc quốc biến, cả văn lẫn võ song tồn như Nguyễn Hữu Huân đã xông vào cuộc. Ngồi anh hùng Nguyễn Hữu Huân, Học Lạc còn ca ngợi nhiều địa danh lúc ấy như chợ Thuộc Nhiêu, một nơi có rất nhiều chí sĩ yêu nước và tài ba.
Đọc qua những bài thơ của Học Lạc, nếu xét về khía cạnh một nhà Nho, một lương y, chúng ta còn có thể xem ông là bậc tài đức. Bởi vì trên từng vần thơ của ông, người đọc luôn tìm thấy một nỗi đau đáu của một người bất lực trước thời cuộc. Sự bất lực ấy, Học Lạc chỉ còn cách là bộc bạch qua văn thơ. Ông đã đau, nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan, nỗi đau trước cuộc sống lầm than của những người dân lương thiện. Tất cả những nỗi đau ấy luôn đeo đẳng và cắn rứt lương tâm. Để rồi hậu thế ngày sau, họ ôn lại những trang sử bằng thơ của ông. Những trang sử khắc họa bối cảnh xã hội một thời đầy gian khổ, áp bức và bóc lột. Những trang sử ấy như vũ khí chiến đấu của Học Lạc.
III - Những tác phẩm chưa mang tên tác giả
Thời ấy, vì Học Lạc thường làm thơ châm biếm nên những tác phẩm của ông ra đời ít được báo chí sử dụng. Chính vì vậy, vào khoảng năm 1929, ông Phan Khôi chủ bút tờ báo Phụ nữ tân văn có nhận hai bài thơ mang tên tác giả là Học Lạc do ông Tòng Sơn chuyển đến tòa soạn bằng thư. Rất tiếc, hai bài thơ đó của Học Lạc đã bị ông Tòng Sơn chỉnh sửa câu cú và vần điệu rất nhiều. Bởi theo ông Tòng Sơn, hai bài thơ của Học Lạc đọc trúc trắc, khó nghe. Vì vậy, ông Tòng Sơn đã sửa chữa và thay đổi đôi chút cho dễ hiểu. Để rồi về sau, ông Phan Khôi đã trả lời với ông Tòng Sơn ngay trên mặt báo: "Tôi rất tiếc là không thấy được nguyên văn hai bài thơ của ông Học Lạc. Tôi không biết nó trúc trắc đến mức nào, chứ hai bài thơ ông sửa đây thì trúc trắc quá lắm. Sự việc này đáng là điều răn kẻ khác, không ai được tự ý sửa thơ của người xưa, nếu không phải thơ của mình. Đã thế, cả hai bài thơ này đều non nớt, vụng về, trùng ý và vần điệu. Tôi đốn thơ của ai chứ không phải của Học Lạc" . Chính vì vậy, cho đến nay, độc giả vẫn chưa tìm được nguyên bản của bài thơ trên.
 Năm 1945, sau khi Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương, một nhóm nhà báo từ Sài Gòn – Gia Định xuống Cai Lậy - Mỹ Tho và đã được ông giáo Nguyễn Văn Nhã đọc cho nghe mấy bài thơ trào phúng rất thú vị. Những nhà báo này cũng không quên ghi chép lại những bài thơ ấy. Ông giáo Nguyễn Văn Nhã cho họ biết, những bài thơ ấy do chính Học Lạc sáng tác. Theo ông Nguyễn Văn Nhã, hai bài thơ dưới đây do Học Lạc làm ra nhưng không dám đề tên tác giả, vì ông đã nêu thẳng tên tuổi, danh phận của những kẻ có quyền lực.

  • Bài vịnh quan thượng Nguyễn Kim Tri
Nguyễn thương quan thượng Nguyễn Kim Tri
Khôn khéo không ai dám sánh bì
Gói bánh cho chen bưng dưới chợ
Trồng trầu tay mót bán trong ty
Bề nhà vừa đủ cho vừa vợ
Việc nước hư nên chẳng kể gì
Cái án hạp binh nên xé thịt
Đành ăn hối lộ lại tha đi.

Theo ông Nguyễn Văn Nhã giải thích, bài thơ này nói về ông Nguyễn Kim Tri, tức là Tổng đốc Định Tường. Ông ta chính là một kẻ hà tiện và tham ô khét tiếng. Dù ông đã giữ đến chức đại thần như thế, nhưng hàng ngày vẫn bắt buộc vợ con làm bánh mang ra chợ bán. Không những vậy, ông Nguyễn Kim Tri còn bắt lính trồng trầu ở trong dinh tổng đốc của mình để kiếm huê lợi. Ông chẳng nghĩ gì đến việc dân việc nước, chỉ thấy mưu lợi cho riêng mình. Ngay cả người thân, vợ con ông cũng đối xử không ra gì. Bài thơ này Học Lạc còn phản ánh cuộc sống gia đình trong xã hội đương thời.
Không những làm thơ nói về ông tổng đốc cường quyền, Học Lạc còn làm thêm bài thơ để nói lên sự đàn áp dã man của ông Hộ đốc. Đây cũng là một bài thơ trào phúng, miêu tả rất thực từ dáng dấp đến hành động của ông Hộ đốc.
        
  • Bài vịnh quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn
Có quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn
Hùng dũng ai mà lại nhát gan
Giặc tới Bến Tranh run lập cập
Tàu vô Cửa Tiểu chạy bò càng.
Mưu thần trước biết ngang sông chắn
Kế giữ sau toan đóng củi hàng
Thất thủ muốn liều cho giữ tiết.
Ngặt vì con, vợ bận chưa an.

 Trong bài thơ, Học Lạc dùng từ quan hùng dũng Nguyễn Công Nhàn, tức là một võ quan cầm binh ở Mỹ Tho thời ấy, với chức vụ Hộ đốc như một ám chỉ quan hùng dũng ý nói tính khí ngang tàng, nóng nảy và hay đánh đập thường dân, lính tráng dưới quyền. Không riêng gì Học Lạc, người đời cũng gọi ông Nguyễn Công Nhàn là quan hùng dũng như ám chỉ chứng bệnh quan liêu của ông. Học Lạc mỉa mai sự hèn nhát của quan Hộ đốc Nguyễn Công Nhàn. Vì vào tháng 2 năm Tân Dậu 1861, sau khi chiếm Gia Định, thực dân Pháp đã quay về phía Tây để đánh chiếm Mỹ Tho. Tướng giặc Charner một mặt cho tàu thủy vượt đường sông tiến đánh các đồn trên sông Tiền, một mặt cho tàu thủy vượt đường biển để vào sông Cửu Long và tiến thẳng vào Mỹ Tho. Quan Hộ đốc Nguyễn Công Nhàn biết tin, ông đã cho quân đóng cọc ở sông Tiền phòng thủ. Thế nhưng, quân Pháp đã tràn đến nhổ cọc và vượt vào đất liền. Thế là Hộ đốc Nguyễn Công Nhàn đã lén bỏ chạy một mình và sau đó đã ra đầu hàng giặc Pháp.
Ngồi các bài thơ đả kích sự áp bức bóc lột, bộc lộ nỗi đau của người mất nước, Học Lạc còn sáng tác nhiều thể loại thơ mang chủ đề khác. Ngay cả những ngày hành nghề thầy thuốc , cây, hoa, lá, gốc, rễ… từ những bài thuốc gia truyền cũng đem đến cho Học Lạc nguồn cảm hứng.
      
  • Bái ngụ đời
Căm thay lồi Mộc tặc
Giận mấy đảng Vô vi
Bạc tiền lũ nó Đương quy
Vong ngãi quên ơn Đương quy
Quân tử sao không sợ xấu
Nữ trinh chẳng biết xét thân
Hơi Trầm hương chẳng muốn gần
Lòng Cam thảo người nào chẳng dụng
Tiếc thay những người Quán chúng
Uổng thay mấy kẻ Khuyết minh
Đạo quân vương Tục đoạn vong tình.
Niềm Phụ tử nỡ sao bội nghĩa.
Xưa tổ phụ mở mang Thục địa
Vầy con cháu cách mặt Thiên môn
Khen những lồi Bạch khấu rằng khôn,
Đua tùng đẳng Tây hoa rằng giỏi.
Bán hạ mê theo làm mọi,
Sanh cương bán nạp khứ trừ,
Đất Kỳ nam sự nghiệp sui hư,
E thần khúc sau này khó ở
Nhân sâm hỡi xa xôi khôn đỡ,
Cam toại thương dân chúng chịu nghèo.
Sài hồ ngày tháng làm eo,
Binh lang lại năm chày tháng vắng.
Trống lịnh Xa tiền mở trận,
Đêm ngày trông đợi Phòng phong.
Gan dạ này Hậu phác rèn lòng,
Dặng chờ đón Huỳnh kỳ trổ mặt.
Xin thánh thổ hốt thang Tứ vật
Thiếu vi chi làm lễ Thập tồn.
Tới Đại hồi trăm họ bình an,
Lồi Bạch khấu làm ma Kinh Giái.
Để những Sà sàng đảng dại
Khôn tìm phương Sanh địa lánh thân,
Dầu lên trời cũng Kiết cánh nan phân.

Có lẽ, bài này là một trong những bài thơ khó nhớ của Học Lạc nên không được phổ biến và người đọc ít biết đến. Thế nhưng, xét về góc độ giá trị nghệ thuật, đề tài này giới chuyên môn thường đánh không cao bằng mảng đề tài thơ trào phúng của Học Lạc. Mặt khác, tên tuổi của Học Lạc thường gắn liền với dòng thơ đả kích, phê phán chế độ đương thời. Chính vì vậy, ngồi số lượng thơ trào phúng bị thất lạc, những bài thơ thuộc dạng đề tài khác, đôi khi, công chúng không công nhận là của Học Lạc. Điều này đối với những người cầm bút, đặc biệt trong hồn cảnh của Học Lạc thì chính là một mất mát, thiệt thòi lớn. Càng xót xa hơn, người ấy lại là một trí thức yêu nước phải sống trong cảnh ẩn dật, bế tắc trước thời cuộc.  

Huỳnh Mẫn Chi
http://namkyluctinh.org/a-vhbkhao/huynhmanchi-hoclac%5Bn%5D.htm


Dưới đây là một số bài khác của Ngài Học Lạc

Vịnh đôi gà chọi

  Đôi bên chưa chắc đặng cùng không,
  Thiên hạ ngày tròn mỏi mắt trông.
  Một trận quyết đền ơn tấm mẳn (1)
  Hai ngươi chớ ngại nắm xương lông.
  Rủi may đã có người hương khói,
  Khuya sớm cho cam kẻ ẵm bồng.
  Lừng lẫy danh thơm trong mấy nước,
  Làm sao năm đức giữ cho cùng! (2)


Tống Nguyễn Liên Phong

Le the một cụm Thuộc Nhiêu giòng,
Chân bước đi rồi, mắt lại trông.
Chỉ nhện lăng nhăng cò vướng cánh,
Bãi lau luẩn quẩn cá quên sông.
Tấm lòng qua lại cầu Ba Bếp,
Khúc ruột quanh co rạch Lão Tòng.
Hai chữ tương tư đầy nặng gánh,
Nước non thăm thẳm biết hay không?



Ông làng hát bội

Chi chi trong khám[1] sắp ngang hàng
Nghĩ lại thì ra các bợm [2] làng
Trong bụng trống trơn mang cổ giữa,
Trên đầu trọc lóc bịt khăn ngang
Vào buồn gọi tổ châu đầu lạy,
Ra rạp rằng con nịt nách mang
Dám hỏi hàm ân người lớp trước,
Hay là một lũ những quân hoang?



Mỹ Tho tức cảnh

Trên Sài Gòn dưới Mỹ Tho,
Đâu đâu phong cảnh cũng nhường cho.
Lớn ròng chung rạch, chia đôi ngã,
Cũ mới phân nhau cũng một đò.
Phố cất vẽ vời xanh tựa lục,
Buồm dong lên xuống trắng như cò.
Đắc tình trạo tử[1]nên mưa nắng,
Dắn dỏi[2] đua nhau tiếng hát đò.



Ca Trù Không đề

Năm Kỷ Sửu tuổi vừa bốn tám,
Lấy gương soi ngẩm lại luống cười thầm.
Tóc tơ đã nhuốm điểm hoa râm,
Nhỏ rồi lớn, lớn rồi già, già trối kệ.
Thân hạt lúa nổi chìm trên mặt bể,
Cánh chim hồng cao thấp dưới chân trời.
Thôi từ đây đến năm mươi, sáu, bảy, tám, chín, mười mươi.
Già một kiếp, cũng ngày tàn chó mãn kiếp.
Nhập thế cuộc bất khả vô công nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân[1]
Nhưng mà lúc thiếu niên đã lỡ bước thanh vân,
Giờ lão cảnh phải an bề bạch bố[2].
Say dựa gối ngâm thơ ngâm thơ cho vợ ngủ,
Buồn chong đèn đánh kiệu [3] với con chơi.
Gia đình này đã sẳn có thú vui,
Lọ là phải Nam, Bắc thương hoàng cho nhọc xác.
Nhìn thế sự nay đà đổi khác,
Ngẫm bất tái nên há dễ bôn chôn.
Co tay một giấc hành môn[4].

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Học ra làm quan

Học ra làm quan

Công bộc ai hơn được xứ này
Càng quyền chức trọng, phải càng hay!
Lương còm vẫn đủ mua...trang trại
Quà vặt cũng thừa sắm...máy bay
Tay vẩy mấy đường: gom bạc tỷ
Miệng hô vài tiếng: nuốt ngàn cây

Học hành kiếm chác vài bằng cấp
Quyết chí "lên đời" cho biết tay


BS Từ Nhân Dân- BVND 115

BÁC SĨ NGÀY NAY

Thơ châm chích: BÁC SĨ NGÀY NAY

Bác sĩ! Trời ơi, Bác sĩ gì?
Bờ-lu áo trắng, tội Trường Y.
Dạ dày chảy máu, vô nhà xác
Túi mật viêm đau, tiễn nhị tỳ
Chẩn đoán dở hay, nhờ xét nghiệm
Kê toa trật trúng, hỏi công ty.
May thầy, phước chủ hay...trời quyết?
Đúng, "nhất thế y, tam thế suy".


Từ Nhân Dân

Trăng nghẹn

TRĂNG NGHẸN

(Bài thơ đoạt Giải Nhất ...hụt trong cuộc thi Thơ ĐBSCL 2009)

Mẹ sinh tôi vào một đêm rằm mưa gió ngày xưa,

Lúc chào đời đã lỡ hẹn cùng vầng trăng viên mãn.

Vùng tản cư hồi nầy ruộng hoang nhà trống,

Rước được bà mụ vườn, ngoại cực trần thân.

Tôi lớn trong quê mùa như cây tạp vườn hoang,

Bảy tuổi biết leo lưng trâu, không từng ngồi xe đạp.

Không biết lời bãi buôi để mua lòng người khác,

Nên thua thiệt cả đời vì không thể dối lừa ai.

Ngơ ngác buổi ra thành, trước cuộc sống đua chen,

Mười năm sau chưa gội rửa cho mình thành dân chợ.

Lớp phèn hết bám chân, nhưng chất chân quê vẫn còn đó,

Tôi tranh thủ những tháng hè, thích về lại thăm quê.

Bè bạn theo đuôi trâu một thời, mơ ước nhìn tôi,

Tưởng tôi thoát kiếp ngài, nhởn nhơ hóa bướm.

Tôi nhìn vẻ hồn nhiên của đám bạn xưa thèm quá,

Cộng một chút phù hoa đâu thêm lớn tâm hồn.

Mỗi lần về quê bè bạn cũ lại vắng hơn,

Gái mười bảy đã lấy chồng, trai hai mươi đòi vợ.

Cô bạn xưa nách con ngang nhà mua chịu rượu,

Đôi mắt ướt một thời bẽn lẽn ngó bàn chân.

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,

Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.

Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,

Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:

Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,

Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,

Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Chập tối buồn ra nhìn bến nước cô đơn,

Vầng trăng vừa lên đã bị mây mưa vần vũ.

Tôi chợt nhớ lần lỗi hẹn đầu đời, trăng cũ,

Vầng trăng nghẹn hoài, chưa tỏa sáng một vùng quê.



Hoài Tường Phong

Dưới đây là những bài thơ "cướp đoạt" giải trong cuộc thi thơ ĐBSCL 2009.


QUÊ CŨ BÂNG KHUÂNG

Thơ HÀ NGỌC TRẢNG


(TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI KHUYẾN KHÍCH CUỘC THI THƠ ĐBSCL NĂM 2009)


Chiều nay có kẻ xa quê
về thăm làng cũ
đứng cặm chân bên hàng lu mái vú
bâng khuâng…

*
Bầy vịt trời lông tía chở tuổi thơ bay đi
trang cổ tích buồn thiu nằm im trong góc tủ
thằng Bí, thằng Bầu, con Hường, con Thương, Bé Gai, Bé Nhỏ…
bỏ lại giấc mơ công nương, hoàng tử
có chồng, có vợ
đùm đề con, đùm đề nợ
ly hương về phố lâu rồi.

Chạy rong một mình trên cánh đồng mồ côi
thành kẻ lạ giữa mùi rơm rạ cũ
con dế than cũng bỏ làng lên phố
gáy te te bài ca đặc sản
quê mùa lạc điệu cống…xự…xang…
đồng vẫn rộng mênh mông
sao không còn chỗ cho lung hoang, đìa cạn
con Ví, con Thá thôi không còn ghẹ sừng, nhơi cỏ
cho rặng trâm bầu thương nhớ khúc ca dao…

*
À…ơi,
gió đưa cọng cải về đâu
chiều nay bấc lạnh lao xao một mình
tôi hứa với em điệu lý chung tình
sao em bỏ lại mái đình làng ta
À…ơi,
đình ta có một cây da
sắc phong công đức tới ba ông Thần
mỗi năm mở hội hai lần
em năm bảy bận hẹn gần, hẹn xa
giờ đình còn có cây da
À…ơi,
và thêm một gã phương xa mới về.

*
Chiều nay có kẻ xa quê
về thăm làng cũ
đứng cặm chân bên hàng lu mái vú
bâng khuâng…
Thèm ngụm nước trong veo cơn mưa đầu mùa ẩm mục mùi mái lá
ngai ngái thơm đồng đất quê nhà.

*
Chiều nay
có kẻ
lại đi xa…



(Vĩnh Long- 2009)


ĐÔI BỜ

Thơ NGÔ THỊ THU VÂN



(TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI NHÌ CUỘC THI THƠ ĐBSCL NĂM 2009)


Anh trách em:
“Ở làm chi bên kia bờ sông Tiền” *
Cho nỗi nhớ dài như con sóng
Anh nắng hạ mưa đông nại đò giang cách trở
Em ngày giêng hai ngồi đợi bến sông chiều
Đo thử sóng dài bao nhiêu
Để ước chừng nỗi nhớ
Ước chừng giữa muôn trùng sóng vỗ
Có ngọn sóng nào xô ta vào nhau
Đôi bờ khuất sau một dãy cù lao
Con sóng gãy làm đôi, con sóng dài không hết
Nên anh cứ trách
Nỗi đò giang

Khi những sợi dây văng
ngạo nghễ đưa tay níu trời về với nước
Em bồi hồi không biết
giấu nỗi lòng vào đâu
Tháng bảy mưa ngâu
Em ra ngồi đếm sóng
Đếm những chuyến phà, ước lượng tháng năm

Cầu xây xong, anh, không thấy về thăm
Em mới biết
Đôi bờ cách nhau tám ngàn ba trăm ba mốt mét
Bằng chiều dài con sóng

Xa quá một tầm tay




SƯƠNG HỒ
 Thơ LÊ THANH MY


(TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI NHÌ CUỘC THI THƠ ĐBSCL NĂM 2009)


Lá mỏng như sương
Mang cả mùa đông trên áo
Chiếc xuồng nhỏ đầy khoang mộng ảo
Hảo hán, hề… bó gối, khoanh tay

Trời lặng mà lòng lá lay
Ai thả sợi thời gian, câu nửa đời tay trắng?
Nụ cười vỡ toang
Mà búng Bình Thiên vẫn lặng
Vai giang hồ - túi rỗng - mộng đầy trăng…

Sương của ngàn năm
Vẫn lạnh như băng
Bàn tay ấy
Em!
Một lần làm ta viễn vọng
Xua những mùa xưa trĩu nặng
Ta mang hồn đi rong.